Sao Kim là một trong những hành tinh nằm trong hệ Thái Dương Hệ được phát hiện ở nhiều năm trước. Trong nhiều công cuộc nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy sức nóng mà hành tinh này mang lại vô cùng lớn. Nguyên nhân là do đâu?
Sao Kim được biết đến như thế nào?
Sao Kim theo tên gọi quốc tế có tên là Venus là hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời mặc dù không nằm sát mặt trời nhưng hành tinh này lại có một sức nóng vô cùng khủng khiếp chỉ đứng sau Mặt Trời.
Venus được đặt tên theo một thần thoại Hy Lạp của nữ thần tình yêu và sắc đẹp của thần dân người La Mã. Theo như tài liệu, đây là một hành tinh được đặt theo tên của một vị nữ thần một sự đại diện vô cùng kính trọng
Sức nóng của sao Kim này là do các khí nhà kính hay còn được gọi là CO2 ( Carbon dioxide) và những đám mây được hình thành từ những chất như axit sunfuric gây ra hiện tượng mưa axit khiến cho bề mặt khí quyển dày đặc chứa nhiều chất độc hại.
Và có nhiều nguồn tin cho rằng đối với sự giả thuyết hình thành Venus đều bắt nguồn từ việc cách đây khoảng 4,5 tỷ năm. Khi mà lực hấp dẫn đã thu hút bụi và khí kéo lại với nhau để tạo nên một hành tinh này và nó cư trú ở hành tinh số 2 từ Mặt Trời
Tìm hiểu về cấu trúc và bề mặt của sao Kim
Sao Kim có đường kính khá giống với Trái Đất do đó chúng ta có thể hình dung ra cấu tạo của Venus khá tương đồng với Trái Đất. Cấu tạo của hành tinh này bao gồm lõi của hành tinh, lớp phủ và lớp vỏ của hành tinh với chủ yếu các thành phần khá giống Trái Đất và có bầu khí quyển đầy axit
Sao Kim “chị em ruột” của Trái Đất
Sao Kim từng được ví như là hành tinh anh chị em đối với trái đất có lẽ do kích cỡ và gia tốc hấp dẫn cùng với những tham số về quỹ đạo và mật độ vật chất của Venus khá giống với trên Trái Đất
Tuy nhiên người ta cũng chỉ ra được nhiều yếu tố khác nhau giữa sao Kim và Trái Đất. Bao bọc Venus là một lớp mây khá dày chứa nhiều axit sunfuric có tính phản xạ cao, điều này khiến cho chúng ta khó có thể quan sát sao Kim từ dưới Trái Đất.
Đường kính của Venus chỉ nhỏ hơn Trái Đất 650 km và khối lượng của Venus gần bằng 80% khối lượng của Trái Đất về mặt khác diện mạo của sao Kim thì khác xa so với địa hình trên trái đất tổng khối lượng CO2 chiếm đến 96,5% tổng tỉ lệ của khí quyển và đa số các thành phần còn lại là nitơ
Ngoài ra hành tinh này còn biết đến là một trong những hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời. Dù hành tinh này không phải là hành tinh gần Mặt Trời nhất, nhưng với bầu khí quyển dày đặc axit khiến cho sao Kim có hiệu ứng tương tự “hiệu ứng nhà kính” khiến nó giữ lại một số lớn nhiệt lượng của Mặt Trời.
Với lượng lớn nhiệt lượng ấy mà Venus không trả lại vũ trụ thì việc là hành tinh nóng nhất nhì hệ Mặt Trời là điều không quá ngạc nhiên. Với sức nóng như thế này thì dù có bay được vào quỹ đạo của Venus chúng ta cũng không thể tiếp cận được hành tinh này.
Câu chuyện thời tiết Venus
Những cơn gió của sao Kim được biết đến là những cơn gió có vận tốc cực kì lớn khoảng 360km/h, kèm theo sức nóng đến nóng chảy cả chì. Với những điều kiện này Venus xứng đáng trở thành hành tinh có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất nhì trong các hành tinh của hệ Mặt Trời.
Hoạt động mảng kiến tạo của hành tinh
Giống với Trái Đất của chúng ta, lõi bên trong Venus ít khi có dạng lỏng, bởi quá trình lạnh và quá trình tiêu tán nhiệt của sao Kim có chung một tốc độ. Do hành tinh có đường kính nhỏ hơn một chút so với Trái Đất nên áp lực lên các vật chất nằm sâu bên trong cũng sẽ nhỏ hơn.
Một điểm khác biệt lớn nhất so với Trái Đất là Venus chưa có bằng chứng để chứng minh hành tinh này có hoạt động mảng kiến tạo. Có thể do lớp vật chất của Venus quá khô cứng hoặc lớp vỏ sao Kim không có nước bao phủ như Trái Đất nên các mảng kiến tạo không thể trượt lên nhau
Hệ thống địa chất trên sao Kim
Thông qua các hình ảnh được chụp bởi vệ tinh thì Venus có ảnh hưởng bởi hoạt động núi lửa. Người ta ước tính trên hành tinh này có tuổi thọ bề mặt khoảng 300 cho đến 600 triệu năm
Ước lượng khoảng 1000 hố va chạm bởi các thiên thể vũ trụ xuất hiện trên bề mặt sao Kim. Hầu hết các hành tinh khác sẽ xóa dần các vết tích va chạm. Nhưng ở ngôi sao này có đến 85% tồn tại các hố va chạm nguyên thuỷ
Bầu khí quyển của sao Kim có giống Trái Đất
Bầu khí quyển của Venus không hề giống với Trái Đất mặc dù mang tên gọi của nữ thần nhưng bù lại ở đây có một sức nóng vô cùng khủng khiếp. Mọi người hay còn gọi hành tinh này như là một hỏa ngục bởi sức nóng mang lại.
Nếu như khí quyển ở Trái Đất bao gồm các chất như nitơ, oxy và những hoạt chất khác khiến cho không khí ở Trái Đất có sự trong lành thì ở hành tinh sao Kim này có sự đối nghịch lại hoàn toàn với Trái Đất.
Sao Kim có bầu khí quyển dày hơn Trái Đất
Các đám mây trong sao Kim đã đóng vai trò không thể hỗ trợ tốt đối với hành tinh này. Những đám mây thường tập hợp ở những mặt tối của Venus và không thể che chắn những hành tinh này khỏi sự xuất hiện của Mặt Trời.
Những đám mây chứa nhiều SO2 khiến cho việc che chắn không thể giảm bớt khí nóng mà còn khiến cho hiện tượng nhà kính tăng lên một cách đáng kể khiến cho không khí nóng luôn ở với bầu khí quyển làm cho nhiệt độ này luôn tăng cao.
Về việc bầu khí quyển luôn tăng cao khiến cho việc có mưa luôn là điều không thể xảy ra ở hành tinh này, khí hậu nóng luôn xuất hiện trong các tầng mây khiến cho việc mưa rơi là không thể.
Việc nóng quá chỉ khiến cho nước bốc hơi và trong không khí nước tồn tại ở dạng khí và hơi nước trong khí quyển. Nhiệt độ cao mà không thể có mưa cũng đồng nghĩa như việc nồi áp suất đầy khói mà chẳng thể bay hơi khiến bên trong nóng càng thêm nóng.
Khí quyển của sao Kim chiếm chủ yếu là carbon dioxide chiếm gần 96,5%. Chất gây hiệu ứng nhà kính khiến cho không khí nóng tăng cao và 3.5% nitơ. Trong những đám mây xuất hiện tại Venus thì những đám mây chủ yếu là axit sunfuric.
Bầu khí quyển có sự dày đặc này khi Mặt Trời chiếu vào thì sẽ phản xạ ¾ ánh sáng mặt trời chiếu vào. Và giữ lại lượng nhiệt Mặt Trời nên vì vậy Venus mới có sự nóng bỏng hơn các hành tinh khác
Tại sao Trái Đất lại không có bầu khí quyển giống vậy?
Trong lịch sử phát triển các hành tinh thì việc xuất hiện những cơn mưa lớn kéo dài nhiều ngày để hình thành nên biển luôn là điều then chốt trong việc hình thành nên bầu khí quyển như bây giờ.
Trái Đất may mắn hơn hành tinh sao Kim là việc trái đất không nằm gần Mặt Trời và lúc đó Mặt Trời vẫn đang trong tình trạng có nhiều sức nóng. Vì vậy việc hình thành được biển và sự cách xa Trái Đất khiến cho việc sinh vật phát triển là điều may mắn vô cùng.
Thời gian ở sao Kim có lâu không?
Nếu trên Trái Đất người ta dùng thời gian trong một năm là một phép đo thời gian tiêu chuẩn. Nhưng thật chất trong thiên văn học người ta để đo được được thời gian của một vật thể thiên văn thì phải dựa vào các yếu tố khác nhau để quyết định.
Khó khăn khi quan sát sao Kim để tính thời gian
Có khá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tìm hiểu về sao Kim. Cụ thể như vấn đề Venus luôn quay quanh chính nó cực kỳ chậm, chậm đến nỗi khi nó xoay xong 1 vòng thì nó đã đi quá xa tầm quan sát của các nhà nghiên cứu.
Bên cạnh đó Venus được bao phủ bởi một lớp mây bụi dày đặc. Mật độ của đám mây ấy dày đặc đến nỗi chúng ta rất khó có thể quan sát bên trên bề mặt hành tinh có gì nếu đứng từ Trái Đất. Điều đó sẽ là bất khả thi khi lấy một điểm trên Venus làm cọc mốc
Một ngày sao Kim bằng một năm chúng ta
Do khối lượng của hành tinh này phân bố không đồng đều cộng thêm lớp khí quyển dày đặc khiến cho hành tinh quay không đồng đều, lúc nhanh lúc chậm. Vì thế kết quả nghiên cứu được chỉ mang tính chất tương đối
Với những dữ liệu thu hoạch cho rằng một ngày trung bình của hành tinh này bằng 243 ngày trên Trái Đất của chúng ta. Kết quả này đã khẳng định được một ngày trên đây gần bằng cả năm trên Trái Đất
Một sự thật thú vị hơn nữa về hành tinh này, chắc chắn làm bạn bất ngờ. Một năm Kinh sao Kim chỉ kéo dài khoảng 225 ngày trên trái đất điều này có nghĩa là 1000 Venus thậm chí còn dài hơn cả một năm của chính nó
Sao Kim có vệ tinh hay không?
Sự thật là trong hệ mặt trời cả sao thủy và Venus được cho là hoàn toàn không có vệ tinh tự nhiên. Trong khi đó Trái Đất có một vệ tinh tự nhiên khá lớn đó là mặt trăng còn sao hỏa có hai vệ tinh.
Đã từng có giả thuyết cho rằng trước đây sao Kim cũng từng có vệ tinh tự nhiên. Điều gì đã chứng minh nên việc đó? Dựa theo những vết tích của các sự va chạm của các thiên thể tự nhiên còn sót lại.
Kết luận
Sao Kim là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời được phát hiện và nghiên cứu qua nhiều giai đoạn để có thể có những kết quả chuẩn xác như trên. Mong bài viết này sẽ cho bạn có một số kiến thức cơ bản về Venus và nếu như thích thú thì có thể nghiên cứu thêm về hành tinh này.