Sinh vật và con ngườiSao Diêm Vương - Tồn tại sự sống ở hành tinh này...

Sao Diêm Vương – Tồn tại sự sống ở hành tinh này hay không?

Sao Diêm Vương là một chủ đề thuộc về thiên văn học được nhiều người quan tâm. Ngôi sao này được xét nằm trong top các hành tinh lùn nhất của Hệ Mặt Trời. Vậy nó có điểm gì giống và khác so với Trái Đất của chúng ta? Ở ngôi sao này có tồn tại sự sống hay không? Cùng khám phá những bí ẩn của hành tinh này qua bài viết dưới đây nhé!

Sao Diêm Vương là ngôi sao gì?

Sao Diêm Vương được biết đến là một hành tinh lùn nặng thứ hai trong Hệ Mặt Trời và nặng thứ mười nếu trực tiếp quay quanh Mặt Trời. Ngôi sao này là thành viên lớn nhất của một vùng riêng biệt và được gọi là Vành đai Kuiper. Vậy các nhà khoa học đã khám phá ra được sự tồn tại của hành tinh này như thế nào?

Nguồn gốc xuất hiện của sao Diêm Vương

Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 bởi nhà khoa học Hoa Kỳ Clyde Tombaugh, sao Diêm Vương đã nhanh chóng được công nhận là một hành tinh thứ 9 thuộc Hệ Mặt Trời. Theo giả thuyết thì ngôi sao này được hình thành bởi sự kết tụ xấp xỉ một tỷ ngôi sao chổi hoặc các vật thể khác có thành phần tương tự trong thành phần hóa học của sao Chổi.

Ý nghĩa của tên gọi sao Diêm Vương là gì?

Vào ngày 24 tháng 3 năm 1930 diễn ra một cuộc bỏ phiếu để quyết định đặt tên cho hành tinh này. Cái tên 134340 Pluto được đặt bởi cô bé Venetia Burney khi mới chỉ 11 tuổi đang học tại Oxford. Quan điểm của cô cho rằng hành tinh mang theo sự ảm đạm, lãnh lẽo này cực phù hợp là nơi ở của vị thần cai quản địa ngục Pluto trong thần thoại La Mã.

Theo một số nước Châu Á như Nhật Bản thì hành tinh này khi được phiên âm sẽ là Minh Vương. Đây là tên gọi của vị Diêm Ma La Già , Chúa tể địa ngục trong Phật giáo. Khi được đưa vào Việt Nam tên của hành tinh này đã có nhiều sự đổi mới. Do trong tiếng Hán – Việt thì Minh Vương mang ý nghĩa là vị vua sáng suốt nên đã sử dụng là Diêm Vương. Và từ đây cái tên sao Diêm Vương đã được ra đời.

Sao Diêm Vương với ý nghĩa vô cùng đặc biệt
Sao Diêm Vương với ý nghĩa vô cùng đặc biệt

Lý do sao Diêm Vương được gọi là hành tinh lùn

Theo các nhà khoa học hành tinh lùn là một khái niệm dùng để phân loại các thiên thể có trong hệ thống Mặt trời. Để trở thành một hành tinh lùn cần có đầy đủ các đặc tính như sau:

  • Qũy đạo phải quay quanh Mặt Trời
  • Phải có khối lượng đủ lớn nhằm đảm bảo tạo thành hình dạng cân bằng thủy tĩnh
  • Trên quỹ đạo của nó phải có những vật thể khác mà chưa có tình trạng được dọn sạch
  • Không phải là một vệ tinh tự nhiên của một hành tinh hay các vật thể khác có trong Hệ Mặt Trời

Đặc điểm bên ngoài và kết cấu thành phần 

Cũng giống như mọi hành tinh khác sao Diêm Vương đều có đầy đủ các đặc tính bên ngoài cũng như kết cấu thành phần. Độ sáng bên ngoài của ngôi sao này nằm trong khoảng 15,1 đến 13,68 ở điểm cận nhật. Nếu bạn là người yêu thích hiện tượng khoa học, muốn quan sát được hành tinh này thì bạn phải sở hữu một chiếc kính viễn vọng có độ mở khoảng 30 cm.

Không giống như nhiều ngôi sao khác , khi quan sát hành tinh này bạn sẽ rất khó để nhận dạng được hình thù của nó thậm chí bằng kính viễn vọng với đường kính góc là 0,11”. Về màu sắc nó có tông màu xám sáng pha thêm một chút vàng.

Thành phần của hành tinh này chủ yếu là nitơ chiếm tới hơn 90%. Ngoài ra còn có một số thành phần khác như băng nước, silicate. Khoảng cách cũng như mọi giới hạn về kỹ thuật kính viễn vọng khiến cho chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc chụp ảnh trực tiếp các chi tiết có tại bề mặt của hành tinh lùn này. Dù khoa học công nghệ đã có nhiều tiến bộ xong không thể lấy bất kỳ một dấu hiệu bề mặt nào.

Theo như vệ tinh Charon việc sử dụng quá trình xử lý máy tính, hay những quan sát được thực hiện bằng những yếu tố sáng sao Diêm Vương bị Charon che khuất tầm nhìn. Ta có thể dễ dàng hơn trong việc đo được toàn bộ độ sáng và theo dõi những thay đổi độ sáng này theo thời gian.

Hành tinh mang trong mình một màu sắc u tối
Hành tinh mang trong mình một màu sắc u tối

Cấu tạo bên trong của sao Diêm Vương

Cũng như mọi hành tinh khác thì hành tinh này có cấu tạo cũng tương tự như nhau. Đa số đều có tính khắc nghiệt cao và khả năng tồn tại sự sống tại đây là rất nhỏ. Vậy hành tinh này có cấu tạo như thế nào?

Cấu tạo cơ bản

Sao Diêm Vương có nhiệt độ trung bình là âm 232 độ C, đây là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc có rất ít sự sống của sinh vật. Địa hình ở đây phổ biến nhất là thung lũng, các ngọn núi, sông băng, đồng bằng và những miệng hố. Nếu ta đứng tại bề mặt của hành tinh này để quan sát thì sẽ thấy được 2 gam màu đó là màu xanh và màu đỏ.

Theo nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng núi lửa băng tại hành tinh này không phun dung nham lên không trung như núi lửa bình thường khác, mà nó có tình trạng trào ra một loại hỗn hợp sệt gồm 2 thành phần là băng và nước. Điều này đã tạo nên sự khác biệt rõ rệt về đặc tính của hành tinh này.

Hành tinh này được phát hiện là một dải duy nhất rộng lớn bao gồm các núi lửa băng có kích thước vô cùng lớn và chúng sở hữu những kết cấu đặc biệt với nhiều địa hình nhấp nhô, gồ ghề. Và dường như việc tính toán được thời gian xuất hiện của những núi lửa băng là không thể. 

Sao Diêm Vương là một hành tinh đá tuy nhiên theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì hành tinh này lại thiếu nhiệt ở bên trong, một điều kiện cơ bản của ngọn núi lửa. Một đề xuất khác được đưa ra đó là khu vực này không tồn tại miệng hố nào trong khi quan sát bằng kính viễn vọng lại thấy chúng ở khắp bề mặt. Và giả thuyết được nêu ra chính là bên trong hành tinh này nóng hơn so với dự đoán.

Đặc điểm về bầu khí quyển

Hành tinh này có lớp khí quyển Pluto là lớp khí có độ dày khá mỏng bao gồm các khí như nitơ, metan, cacbon monoxit. Chúng được hình thành từ việc bắt nguồn băng trên bề mặt bốc hơi. Phần áp suất trong không khí cũng có nhiều sự thay đổi, chủ yếu từ 6,5 đến 24 ubar. 

Vậy đâu là lý do có sự thay đổi của bầu khí quyển? Sau thời gian nghiên cứu khá dài cuối cùng các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng việc khí quyển luôn có sự thay đổi là do quỹ đạo elip dẹt của Pluto. Hiểu đơn giản chính là khi sao Diêm Vương di chuyển ra xa Mặt Trời thì phần không khí sẽ có tình trạng bị đóng băng và rơi lại bề mặt.

Là một trong số các hành tinh lùn có bầu khí quyển mỏng
Là một trong số các hành tinh lùn có bầu khí quyển mỏng

Bạn biết gì về quỹ đạo của hành tinh này?

Hành tinh này có quỹ đạo theo độ dốc, thường lớn hơn 17 độ C và tâm sai của nó xấp xỉ là 0,25. Không giống như các hành tinh khác chủ yếu có quỹ đạo elip với tâm sai vô cùng bé. Vậy tâm sai lớn thì có ý nghĩa ra sao? Nếu lớn nghĩa là một phần của quỹ đạo sẽ có khả năng gần với Mặt Trời hơn, và hiển nhiên tâm sai bé sẽ có xu hướng tiến ra xa so với Mặt Trời.

Quỹ đạo có tránh sao Hải Vương không?

Qũy đạo của sao Diêm Vương cắt sao Hải Vương khi chúng ta quan sát chúng trên hoàng đạo. Kết luận này được các nhà khoa học đưa ra bởi các quỹ đạo của chúng sắp xếp theo chiều thẳng hàng nhau và để xuất hiện hiện tượng này là sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau.

Có gì tại vệ tinh của hành tinh này?

Là một hành tinh mang theo nhiều bí ẩn, việc tìm ra các vệ tinh là vấn đề vô cùng khó khăn và mất khá nhiều thời gian. Sau nhiều năm nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra 5 vệ tinh của hành tinh này đó là Charon, đây là vệ tinh đầu tiên được con người phát hiện ra vào năm 1978. Tiếp đó là 2 vệ tinh thứ yếu Nix và Hydra được tìm ra năm 2005 và cuối cùng là Kerberos và Styx.

Nghiên cứu khám phá hành tinh lùn nhất hệ Mặt Trời

Việc thám hiểm hành tinh lùn này là một trong những mong muốn của loài người để có thể giải đáp thắc mắc có hay không sự sống tại nơi này. Tuy nhiên nhiều thách thức đã đặt ra đó là con tàu vũ trụ có khối lượng khá khiêm tốn và khoảng cách giữa hành tinh này so với Trái Đất của chúng ta vô cùng xa.

Sao Diêm Vương - Hành tinh dành cho những bạn mê khám phá
Sao Diêm Vương – Hành tinh dành cho những bạn mê khám phá

Hành tinh có kích thước và khối lượng ra sao?

Hành tinh này có khối lượng vào khoảng 0.2% so với Trái Đất.Xét trong Thái Dương Hệ sao Diêm Vương thuộc vào hành tinh nhỏ nhất thậm chí nó còn bé hơn các vệ tinh như Ganymede, Titan, Io, Mặt Trăng, Europa, Triton. Mặc dù vậy nó vẫn lớn hơn các tiểu hành tinh của vòng đai chính, giữa sao Hỏa và sao Mộc.

Sao Diêm Vương là hành tinh, khẳng định đúng hay sai?

Sau khi được tìm thấy sao Diêm Vương là một hành tinh thực sự, tuy nhiên sau thời gian nghiên cứu các nhà khoa học đã đưa ra một ý kiến thống nhất nó chỉ là một hành tinh lùn mà thôi. Kích thước của hành tinh lùn đủ lớn để trọng lượng của nó kéo thành hình cầu giống như những hành tinh khác. Nhờ vào điều này mà nó đã có hình dáng nhất định.

Nhiều trường hợp có những vật thể có kích thước tương đương bay qua quỹ đạo của sao Diêm Vương cũng như các hành tinh lùn khác tuy nhiên điều này lại không xảy ra đối với các hành tinh bởi chúng nó trọng lượng đủ lớn để gạt đi các vật thể đang tiến gần đến quỹ đạo của mình.

Tàu thám hiểm vũ trụ hàng đầu của Mỹ vào năm 2015 đã tiến hành bay qua sao Diêm Vương. Tại đây con tàu đã chụp được những bức ảnh rõ nét về hành tinh lùn này mà từ khi được phát hiện nó vẫn chưa được biết tới một cách chi tiết. Những hình ảnh quý báu mà tàu thám hiểm có được đã chỉ ra rằng trong hành tinh này là một thế giới đầy núi, băng, các hố va chạm và có lớp khí quyển khả mỏng.

Theo bạn đây có phải là hành tinh lùn hay không?
Theo bạn đây có phải là hành tinh lùn hay không?

Lời kết

Mọi thông tin về sao Diêm Vương đã được chúng tôi chia sẻ thông qua bài viết này. Hành tinh lùn với nhiều điều bí ẩn, hấp dẫn vẫn đang chờ loài người khám phá. Nếu bạn yêu thích tìm hiểu về những sự thú vị của thiên văn học thì không nên bỏ qua hành tinh này nha

Xem nhiều nhất