Biểu trưng Hành tinh đôi Đông chí đang được Google hôm 21/12/2020 đặt trên trang chủ của mình. Vậy nó là hiện tượng gì? đặc biệt như thế nào? Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về chúng ngay dưới những chia sẻ của bài viết này nhé.
Google doodle hôm 21/12/2020: Hành tinh đôi Đông chí
Sau ngày tưởng nhớ sự ra đi của tê giác sudan – Tê giác trắng đực cuối cùng mà google doodle giới thiệu hôm qua (20/12) thì google hôm nay 21/12 đã thay đổi biểu trưng thành Hành tinh đôi Đông chí để chúc mừng cho sự kiện thiên nhiên kì thú này.
Có thể bạn quan tâm:
- Tính chất gió mậu dịch có gì đặc biệt? Tham khảo chi tiết ngay
- Nồm ẩm là gì? Trời nồm ẩm tháng mấy? Kéo dài bao lâu?
- Mưa sao băng là gì? Mưa sao băng hôm nay lúc mấy giờ?
Hình ảnh Google Doodle lần này là hình ảnh 2 chữ O được thay thế bằng hình ảnh 2 hành tinh sao Mộc và sao Thổ chào nhau cùng với đó là những băng tuyết thân thuộc thể hiện ngày Đông chí. Google thay đổi biểu trưng lần này vì đây là sự kiện thiên nhiên vô cùng hiếm gặp, đây là lần thứ 2 sảy ra hiện tượng hai hành tinh sao Mộc và sao Thổ có thể ở gần nhau nhất (lần đầu năm 1623). Và hiện tượng này còn được đặt một cái tên vô cùng mỹ miều – “Đại trùng tu”.
Chưa dừng lại ở đó, ngày 21/12/2020 lại cũng chính là ngày Đông chí cuối cùng của năm 2020.
Hiện tượng Hành tinh đôi Đông chí là gì?
Hiện tượng Hành tình đôi Đông chí là hiện tượng “đại trùng tu” mà ở đó hai sao Mộc và sao Thổ có thể ở gần nhau nhất cùng với đó là sự kết hợp của sự kiện ngày Đông chí.Theo Space.com, đây sẽ là lần hai hành tinh này ở gần nhau nhất kể từ năm 1623. Đây là cơ hội hiếm hoi một lần trong đời để quan sát cùng lúc cả trong góc nhìn của kính viễn vọng. Chỉ với góc lệch 0,1 độ, hai thiên thể khổng lồ của Hệ mặt trời sẽ “hợp nhất”, trông giống như chỉ có một ngôi sao đơn lẻ trên bầu trời. Khi nhìn từ Trái đất, sao Mộc luôn như một vì sao sáng và thường là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm. Nhưng trong những tháng này, nó còn nổi bật hơn nữa bởi sự xuất hiện của sao Thổ gần kề, đang trên đường tới vị trí “đại trùng tụ“.
Sao Thổ có độ sáng kém sao Mộc khoảng 12 lần. Hai hành tinh này rất hiếm khi “gặp nhau“, nên hiện tượng trùng tụ (hai hành tinh ở rất gần nhau trên bầu trời) giữa chúng thường được nhắc đến bằng cụm “đại trùng tụ”. Sở dĩ thời gian quan sát tương đối ngắn là vì cặp đôi hành tinh có vị trí biểu kiến khá gần Mặt trời. Điều đó có nghĩa là sau hoàng hôn, ánh sáng Mặt trời giảm đi ta mới có thể thấy được chúng, nhưng chúng cũng sẽ sớm “lặn” dưới đường chân trời. Đêm 21/12/2021 cũng diễn ra sự kiện Đông chí – thời điểm có đêm dài nhất năm và ngày dài nhất năm tại Bắc bán cầu.
Hiện tượng Hành Tinh đôi Đông chí lần này ta có thể quan sát bằng mắt thường, nhưng sẽ cho cảm giác bộ đôi chỉ là một vì sao duy nhất bởi góc lệch quá nhỏ. Tuy nhiên, nếu dùng một kính viễn vọng với độ phóng đại lớn, ta có thể thể cùng lúc quan sát được sao Thổ với vành đai nổi tiếng của nó và sao Mộc với những dải vân đặc trưng cộng với các vệ tinh Galileo của nó.
Tại Việt Nam quan sát được hiện tượng này không?
Theo trang In-The-Sky.org, người dân ở Việt Nam có thể quan sát hiện tượng thiên văn hiếm Hành tinh đôi Đông chí ngày trong khoảng thời gian 17h30 – 19h30 ngày 21-12-2020 (trùng ngày Đông chí 2020).
Ý nghĩa của ngày hành tinh đôi Đông chí
Sau khi có thông báo hiện tượng thiên nhiên hiếm gặp này, có những người chỉ được gặp 1 lần trong đời. Thì tất cả mọi người đều rất háo hức, trông ngóng. Mong chờ sẽ được quan sát thấy một lần thông qua kính, ống nhòm.
Ngày 21/12 chính là thời điểm hai hệ hành tinh là sao Thổ và sao Mộc đồng hành cùng nhau xuất hiện ngay trên chính bầu trời. Nó được xem như một hiện tượng rất lạ kỳ của thiên nhiên. Mặc dù hiện tượng Sao Thổ và sao Mộc có thể xuất hiện cùng nhau khoảng 20 năm một lần. Nhưng so với ngày 21/12/2020 thì hiện tượng này đã xuất hiện sát gần với nhau. Vì thế mới được xem là hiếm gặp nhất.
Lần gần nhất hai hành tinh này xuất hiện cùng nhau đó là vào năm 2000. Tuy nhiên chúng lại có khoảng cách rất xa nhau với khoảng hai chiều rộng Mặt Trăng. Còn đến năm 2022 thì hai hành tinh này lại gần nhau và chỉ có khoảng cách ⅕ đường kính của hệ Mặt Trăng. Nếu như theo tính toán như vậy, hiện tượng này muốn lặp lại thì sẽ phải xuất hiện cách đây tầm 60 năm sau. Nhiều người được quan sát hiện tượng hành tinh đôi Đông chí vào ngày 21/12/2020 thì là một điều rất tuyệt vời. Bởi vì ngày đó đặc biệt hơn rất nhiều lần so với những ngày cùng nhau xuất hiện cách đây mấy trăm năm trước.
Có thể bạn quan tâm:
- Sao Mộc – Hành tinh triệu năm vĩ đại trên hệ Mặt Trời
- Mưa sao băng – Hiện tượng tự nhiên bạn không nên bỏ qua
Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin cần tiết về hiện tượng hành tinh đôi Đông chí. Nói chung để bạn dễ hiểu thì hiện tượng này chính là ngày sao Thổ và sao Mộc cùng xuất hiện với nhau ở một tọa độ gần nhau nhất vào thời điểm ngày Đông chí. Mong rằng bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn đọc những thông tin ngắn gọn nhất về hiện tượng hành tinh đôi Đông chí. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.