Thiên nhiên diệu kỳHành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời đặc biệt như thế...

Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời đặc biệt như thế nào?

Hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời là một câu hỏi khá phổ biến trong đời sống xã hội nhưng không phải ai cũng biết được đáp án chính xác. Các vấn đề liên quan đến dải ngân hà bao giờ cũng là một dấu chấm hỏi lớn mà con người chưa thể khám phá hết. Hãy cùng bài viết đi giải đáp uẩn khúc này.

Tìm hiểu chung về hành tinh và hệ Mặt Trời

Đây là khái niệm mà hầu như tất cả chúng ta đều đã từng nghe qua ít nhất một lần trong đời dù là trên sách vở hay trong đời sống. Muốn đi vào giải đáp thắc mắc về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời, trước hết phải hiểu rõ được khái niệm và ý nghĩa của các chủ thể nêu trên.

Khái quát về khái niệm và đặc điểm của hành tinh

Theo khoa học định nghĩa, hành tinh là một thiên thể có dạng hình cầu với kích thước và khối lượng vô cùng lớn. Sở dĩ, người ta gọi như vậy là vì nó luôn chuyển động theo chu kỳ riêng dựa vào các tác nhân hấp dẫn xung quanh. Bên cạnh đó, cách gọi này cũng được sử dụng để phân biệt với các ngôi sao đứng yên trong vũ trụ.

Để được gọi là một hành tinh, thiên thể đó phải đáp ứng được các tiêu chí chung như sau. Một hành tinh phải có khối lượng và kích thước đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó lớn hơn các sức hút khác. Như vậy mới có thể tạo ra một thể hình cân bằng thủy tĩnh (dạng hình cầu).

Tuy nhiên, khối lượng của hành tinh không được vượt quá ngôi sao. Bởi vì khi kích cỡ quá lớn, các hành tinh sẽ tự sản sinh ra một phản ứng gọi là nhiệt hạch để tự phát sáng. Cơ chế này là điểm khác biệt để nhận biết đâu là hành tinh, đâu là ngôi sao trong một dải thiên hà.

Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng nhiệt độ cao nhất của một hành tinh có thể đạt đến 4300 độ C. Con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào bức xạ nhiệt từ sao chủ mà nó xoay quanh. Đặc biệt, bạn cần lưu ý các tên gọi như: Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Kim,… không phải là một ngôi sao mà đó là các hành tinh trong hệ Mặt Trời.

Khám phá câu hỏi về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời
Khám phá câu hỏi về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời

Những thông tin nổi bật về hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời hay còn gọi là Thái Dương hệ, là một một hệ rộng lớn bao gồm 8 hành tinh và Mặt Trời. Nó được hình thành cách đây khoảng 4,6 tỷ năm kể từ khi một đám mây phân tử khổng lồ bị phá vỡ cấu trúc. Trong đó, các hành tinh con sẽ di chuyển liên tục xung quanh Mặt Trời theo một quỹ đạo nhất định. 

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời theo thứ tự xa dần lần lượt là Sao Thủy, sao Kim, Trái Đất, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và Hải Vương. 4 hành tinh nằm gần Mặt Trời thuộc thể rắn do có nhiệt độ cao và sức hấp dẫn kém nên dễ hình thành các bề mặt rắn, chắc bên trong.

Ngược lại, 5 hành tinh ở xa hơn có kích thước lớn và được xếp vào top những hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời nên có sức hấp dẫn rất lớn. Từ đó dễ hình thành nên các luồng khí hydro lạnh và chúng cũng sẽ bị giữ lại bên trong để cấu tạo nên các hành tinh khí khổng lồ.

Ngoài ra, trong hệ Mặt Trời còn có một số thực thể khác nhỏ hơn chuyển động bên trong như sao chổi, vệ tinh. Hiện nay, người ta đã và đang nỗ lực hết mình để khám phá sự tồn tại của hành tinh thứ 9, còn được gọi là sao Diêm Vương. Các bằng chứng cũng cho thấy hành tinh này có kích thước to gấp 10 lần so với Trái Đất. 

Thứ tự xa dần của các hành tinh trong Thái Dương hệ
Thứ tự xa dần của các hành tinh trong Thái Dương hệ

Tên tiếng anh của 8 hành tinh trong hệ Mặt Trời

Như đã biết, hệ Mặt Trời là một dải hệ bao gồm 8 hành tinh chuyển động xoay quanh nó. Mỗi hành tinh sẽ có một tên gọi khoa học riêng phù hợp với từng đặc điểm, tính chất cũng như lịch sử hình thành và khám phá ra nó.

Tên gọi và đặc điểm của các hành tinh rắn trong hệ Mặt Trời

Sao Thủy có tên khoa học là Mercury, được biết đến như một hành tinh nằm gần nhất so với Mặt Trời. Do đó, nhiệt độ ban ngày của nó lên đến 450 độ C và ban đêm giảm xuống âm hàng trăm độ. Bên cạnh đó, bên trong nó hầu như không có không khí nên dễ hình thành nên các vết lõm lớn trên bề mặt của nó.

Sao Kim hay còn được biết đến với cái tên kiêu kỳ Venus là một hành tinh có nhiệt độ vô cùng nóng và độc hại. Theo các nhà khoa học, hiện tượng hiệu ứng nhà kính cũng có cơ chế giống với môi trường của nơi này. Bên cạnh đó, mức độ áp suất của sao Kim cũng rất lớn và hoàn toàn có thể nghiền nát hay đè bẹp các sinh vật sống.

Trái Đất là hành tinh đứng thứ 3 trong hệ Mặt Trời, có tên gọi là Earth hay Waterworld. Bởi lẽ đây là nơi chứa đến hơn ⅔ là nước với các đại dương rộng lớn trải dài. Đặc biệt, Trái Đất cũng là hành tinh duy nhất mà con người ta tìm thấy dấu hiệu của sự sống nhờ vào bầu không khí chứa nhiều nitơ và oxy.

Sao Hỏa (Mars) được cấu tạo bởi các lớp đất đá và tầng khí quyển mỏng. Bên ngoài bề mặt của nó chứa nhiều oxit sắt dẫn đến việc hình thành sắc đỏ đặc trưng và nổi bật. Đây cũng được xem là hành tinh có nhiều đặc điểm giống với Trái Đất nhất bởi sự xuất hiện của các núi lửa, thung lũng, sa mạc và các tảng băng.

Tên gọi và những nét đặc trưng của 5 hành tinh khí khổng lồ

Sao Mộc (Jupiter) hiện đang là hành tinh khổng lồ nhất trong hệ Mặt Trời với đường kính gần bằng 140000 km. Các yếu tố cấu thành nên nó chủ yếu là khí heli và hydro, chiếm đến ¼ khối lượng. Đặc điểm nổi bật nhất của sao Mộc chính là “vết đỏ lớn” được hình thành từ một cơn bão khổng lồ vào cuối thế kỷ 17.

Sao Thổ là hành tinh lớn thứ hai trong hệ Mặt Trời và được đặt theo tên của một vị thần La Mã Saturn. Đây là hành tinh có nhiều sắt, niken, đá và được bao bọc bởi một lớp khí hydro kim loại dày đặc. Cùng với các tinh thể amoni bên trong lớp thượng quyển đã làm cho bề mặt của nó mang màu vàng nhạt.

Sao Thiên Vương (Uranus) sở hữu một lượng khí khổng lồ gần như bao trùm toàn bộ thể tích hành tinh. Hệ thống cấu trúc của Uranus vô cùng đặc biệt vì nó có đường xích đạo và quỹ đạo vuông góc với nhau tạo ra độ nghiêng rất lớn. Đặc biệt, xung quanh vành đai của nó có rất nhiều từ quyền và vệ tinh tự nhiên di chuyển liên tục.

Sao Hải Vương Neptune cũng là hành tinh ở xa Mặt Trời nhất và có nhiệt độ rất thấp. Có thể nói, đây là hành tinh duy nhất được phát hiện ra nhờ vào suy luận, tính toán của các nhà toán học và nhà thiên văn dựa trên lý thuyết. 

Không gian rộng lớn và bí ẩn của hệ mặt Trời 
Không gian rộng lớn và bí ẩn của hệ mặt Trời

Giải đáp thắc mắc hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời

Tính đến thời điểm hiện tại, các nghiên cứu chỉ ra rằng sao Mộc (Jupiter) là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Đây là hành tinh có đường kính trung bình rơi vào khoảng 142796 km, gấp gần 11 lần so với Trái Đất. Bên cạnh đó, khối lượng của nó cũng thuộc vào hàng khủng, lên đến 1,9 x 10^27 kg tức nặng gấp 328 lần Trái Đất.

Hơn thế nữa, khối lượng đó hoàn toàn vượt xa tổng khối lượng của 7 hành tinh khác cộng lại. Như vậy có thể hình dung được mức độ, quy mô của Sao Mộc rộng lớn như thế nào. Tuy nhiên, hiện nay hành tinh này đang có dấu hiệu nhỏ dần do từ trường hấp dẫn xung quanh nó quá lớn.

Vì là một trong những hành tinh thuộc nhóm ngoài nên sao Mộc được xếp vào dạng hành tinh khí khổng lồ. Điều này đồng nghĩa với việc thành phần cấu tạo chủ yếu của nó là các lớp khí dày và nặng bao bọc xung quanh. Trên thực tế, Jupiter gần như không có một bề mặt rắn định hình nên rất khó để tìm kiếm sự sống.

Qua các số liệu trên, càng có thể khẳng định được sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời. Không chỉ vậy, nó còn có rất nhiều điểm đặc trưng riêng vô cùng thú vị. Nếu bạn bị thu hút bởi những thông tin này, đừng ngần ngại tìm hiểu sâu hơn về cuộc sống và vũ trụ xung quanh chúng ta.

Sao Mộc hay Jupiter là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời
Sao Mộc hay Jupiter là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời

Một số câu hỏi xoay quanh hành tinh và hệ Mặt Trời

Những câu chuyện xoay quanh hành tinh, hệ Mặt Trời và thậm chí cả dải ngân hà chưa bao giờ nhàm chán cả. Mỗi ngày có đến hàng ngàn, hàng vạn câu hỏi được nêu ra về các thực thể này. Hãy đi tìm lời giải đáp cho những thắc mắc bấy lâu của bạn:

  • Hành tinh nào được xem là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời? – Sao Mộc sở hữu diện tích bề mặt, kích thước và khối lượng lớn hơn tổng số các hành tinh khác.
  • Hành tinh nào có nhiệt độ cao nhất hiện nay? – Sao Kim có nhiệt độ trung bình lên đến 487 độ C, sức nóng này hoàn toàn đủ để làm tan chảy các kim loại nặng.
  • Hành tinh nào xuất hiện sự sống? – Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có dấu hiệu sự sống của con người và các sinh vật.
  • Vì sao Trái Đất có sự sống? – Vì khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là điều kiện thích hợp để nhận lượng bức xạ an toàn cho sự tồn tại và phát triển.
  • Hành tinh nào quay ngược quỹ đạo so với các hành tinh khác? – Sao Kim là thực thể duy nhất quay cùng chiều kim đồng hồ (quay nghịch hành) trong hệ Mặt Trời.
  • Hành tinh thứ 9 trong Thái Dương Hệ có thật không? – Sao Diêm Vương là hành tinh cuối cùng được tìm thấy nhưng đang có dấu hiệu dịch chuyển ra xa Mặt Trời.
Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống của sinh vật và con người
Trái Đất là nơi duy nhất có sự sống của sinh vật và con người

Lời kết

Thắc mắc về hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt Trời cuối cùng cũng đã được giải đáp thông qua các thông tin hữu ích trên đây. Mặc dù vậy nhưng những bí ẩn xoay quanh vũ trụ là nhiều vô số kể. Nếu bạn dành sự quan tâm cho chủ đề này, hãy thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu, tin tức mới nhất.

Xem nhiều nhất