Thiên nhiên diệu kỳHệ mặt trời - Khám phá vũ trụ kỳ bí xung quanh...

Hệ mặt trời – Khám phá vũ trụ kỳ bí xung quanh chúng ta

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe đến hệ mặt trời, đối với cuộc sống của con người thì nó đóng một vai trò hết sức quan trọng. Trên đài báo, tivi, internet luôn đề cập đến sự tồn vong của Trái Đất là nhờ vào mặt trời, cũng như những hành tinh khác sẽ là nơi di dời của con người khi đến ngày tận thế.

Tìm hiểu chung về hệ mặt trời 

Hệ mặt trời còn được biết đến với cái tên khác là Thái Dương hệ, đây là một hành tinh với mặt trời nằm ở khu vực trung tâm. Bao bọc xung quanh là những thiên thể chịu sự ảnh hưởng của lực hấp dẫn trong hệ. Được biết, tất cả các hành tinh đang tồn tại đều được hình thành nhờ sự sụp đổ của đám mây phân tử cực lớn.

Nhiều người thắc mắc rằng có bao nhiêu hệ mặt trời trong dải ngân hà, câu trả lời là chỉ có một hệ duy nhất, những thông tin đề cập đến số lượng nhiều hơn một đều là những thông tin sai lệch. Đa số các thiên thể sẽ quay cùng chiều xung quanh mặt trời, khối lượng được tập trung vào các hành tinh với quỹ đạo elip gần tròn.

Theo nghiên cứu, hệ mặt trời chứa hai vùng tập trung các thiên thể bé hơn chịu lực hấp dẫn của các hành tinh chính. Giữa hai vùng này có hàng triệu thiên thể nhỏ di chuyển tự do không theo quy luật, kích thước cũng không đồng đều và có sự thay đổi, phải kể đến như sao chổi, bụi thiên hành tinh, centaurs.

Vì sự bí ẩn của hệ mặt trời, nó thường xuyên là đề tài bàn tán của mọi người, cũng như xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh, báo đài,… Những bộ phim lấy chủ đề không gian vũ trụ bên ngoài đều tốn kém rất nhiều chi phí, sự đầu tư mang lại độ mãn nhãn cho người xem khi quan sát hệ bao la.

Hệ mặt trời được mô tả cụ thể qua hình ảnh phía trên đây
Hệ mặt trời được mô tả cụ thể qua hình ảnh phía trên đây

Tổng số lượng hành tinh trong hệ mặt trời

Đây là một câu hỏi kinh điển mà người ta thường bàn tán về hai đáp án đó là 8 hành tinh và 9 hành tinh, thực chất đâu mới là câu trả lời chính xác? Đáp án cuối cùng là 9 hành tinh, hành tinh thứ 9 được khám phá ra vào năm 2016, số liệu các bài báo trước thời gian này đều là sai lệch.

Hệ mặt trời bao gồm mặt trời làm trung tâm, có 9 hành tinh quay quanh theo quỹ đạo elip. Vòng trong sẽ có 4 hành tinh dạng rắn được liệt kê là sao Kim, sao Thủy, Trái Đất, sao Hỏa; vòng ngoài sẽ có 5 hành tinh dạng khí được cập nhật là sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và hành tinh thứ 9.

Thời điểm hiện tại, các nhà thiên văn học vẫn đang trong quá trình tìm kiếm về một hành tinh thứ 9, với bằng chứng được ghi nhận năm 2016 nó lớn gấp 10 lần khối lượng Trái Đất và lớn hơn 5000 lần khối lượng sao Thiên Vương. Sự sống của những hành tinh này đều phụ thuộc vào mặt trời, cung cấp nguồn năng lượng vô tận.

Pluto là hành tinh thứ 9 đang trong quá trình nghiên cứu
Pluto là hành tinh thứ 9 đang trong quá trình nghiên cứu

Hệ mặt trời có cấu trúc như thế nào?

Sao khi đã biết được số lượng hành tinh trong hệ mặt trời, ta sẽ đi vào tìm hiểu cụ thể từng hành tinh để tìm ra nơi nào có sự sống dành cho con người. Nhiều năm nay, chúng ta vẫn luôn nỗ lực tìm kiếm một nơi để di dời trước khi ngày tận thế của Trái Đất diễn ra.

Sao Thủy

Lấy mặt trời làm trung tâm, sao Thủy là hành tinh gần nhất với mặt trời và còn được gọi với tên gọi mỹ miều hơn là “Thủy tinh”. Kích thước của sao Thủy chỉ lớn hơn một chút so với mặt trăng chúng ta thường thấy, đồng nghĩa nó nhỏ hơn so với Trái Đất. 

Một vòng chu kỳ quỹ đạo của hành tinh này chỉ bằng 88 ngày trên trái đất, giữa ngày và đêm lại có sự chênh lệch đáng kể về nhiệt độ. Ban ngày nhiệt độ của sao Thủy lên đến 450 độ C trong khi ban đêm lại âm 180 độ C, hoàn toàn không thích hợp để con người sinh sống.

Với cái tên “Sao Thủy” nghe có vẻ mát mẻ, tuy nhiên vì đặc thù gần với mặt trời nên nhiệt độ của nó quá đỗi thất thường, dường như không thích hợp cho bất kỳ sự sống nào tồn tại. Có lẽ bạn chưa biết, hành tinh này cũng không tồn tại không khí nhưng nó có sự chuyển biến về thời tiết theo mùa.

Sao Kim

Sao Kim có kích thước gần như giống với Trái Đất nhất trong hệ mặt trời, với vị trí thứ hai nhưng nó lại có nhiệt độ kinh khủng hơn so với sao Thủy. Vì đặc thù cấu tạo của sao Kim nên nó phải chịu sức nóng của mặt trời rất cao, bầu không khí tại đây có khả năng giếng người vì mức độ độc hại và áp suất quá lớn.

Điểm đặc biệt của hành tinh này là nó quay theo chiều ngược lại so với “bạn bè” của nó, điều này gây nên sự thú vị cho những nhà thiên văn tò mò khám phá. Nhìn vào sao Kim có một màu vàng nổi bật, phát sáng trong bầu trời tối và mức độ tỏa sáng yếu hơn mặt trăng đôi chút. 

Pluto có khoảng cách rất xa so với vị trí của Trái Đất
Pluto có khoảng cách rất xa so với vị trí của Trái Đất

Trái Đất – Sự sống duy nhất trong hệ mặt trời

Hành tinh duy nhất có sự sống tính đến thời điểm hiện tại, với vị trí thứ 3 và đặc thù cấu tạo của Trái Đất, nên nó may mắn sở hữu một nhiệt độ ổn định cùng bầu không khí cho sự sống. ⅔ bề mặt Trái Đất được bao phủ bằng đại dương, với một màu xanh bao trùm thì người ta còn hay gọi đây là “Hành tinh nước”.

Bầu khí quyển của Trái Đất có oxy cho sự sống của con người, bên cạnh đó là nitơ, các hoạt chất khác đi kèm. Con người nên gìn giữ môi trường sống một cách kỹ lưỡng hơn để chúng ta có thể trường tồn tại đây, phá hoại môi trường dẫn đến nguy cơ tận thế sẽ càng lúc càng gần.

Sao Hỏa 

Sao Hỏa với vị trí thứ 4 trong hệ mặt trời, thường xuyên xuất hiện trên các bộ phim đình đám, với tông màu lạ mắt của nó, người ta còn gọi Hỏa tinh với cái tên “Hành tinh đỏ”. Lý do màu sắc này bao trùm hành tinh là do có sắt nhiều nên hiện lên màu đỏ. Tuy gọi là hỏa nhưng điều đặc biệt là nó rất lạnh, môi trường sống nhiệt độ thấp và toàn là đất đá.

Bầu khí quyển nơi đây mỏng đến mức nước không thể tồn tại, bụi bẩn thì bao trùm khắp các mặt đá và vách núi. Những cơn gió đi qua như trở thành bão cát nhấn chìm hành tinh, một số bộ phim dàn dựng cảnh này với kỹ xảo rất hay. Có một thông tin khá đặc sắc là nước ở sao Hỏa chỉ có thể tồn tại ở dạng đóng băng.

Sao Mộc

Sao Mộc – Hành tinh thứ 5, là một hành tinh có khối lượng đáng kể trong hệ mặt trời, có kích thước khổng lồ là vậy nhưng chủ yếu nó chỉ chứa heli và hidro. Người ta hay xem sao mộc như một mặt trời thu nhỏ, có lẽ là vì kích thước khủng của nó. 

Hành tinh này không có thứ gọi là bề mặt, tương tự với “bề mặt Trái Đất”. Khi nói về một hành tinh nào đó bất kỳ, người ta nghĩ đến những vách đá gồ ghề, môi trường khô khốc, đầy đất đá, chung quy chúng được hình thành trên bề mặt cứng. Nhưng đó là điều mà sao Mộc không có.

Hệ mặt trời và vũ trụ bao chứa đựng những bí ẩn
Hệ mặt trời và vũ trụ bao chứa đựng những bí ẩn

Sao Thổ

Sao Thổ – Hành tinh thứ 6 trong hệ mặt trời, được gọi với cái tên cuốn hút hơn là vị thần Thời Gian theo quan niệm của người Hy Lạp cổ Đại. Đây là một hành tinh có ngày dài, đêm ngắn nếu tính theo tỷ lệ của Trái Đất làm chuẩn. Điều này dẫn đến một số hệ quả nghe có vẻ vô cùng thú vị.

Do sự chênh lệch kể trên, quỹ đạo của sao Thổ có sự linh động về vận tốc quay, hành tinh này quay khá nhanh so với những hành tinh còn lại. Có một giả thuyết rất hay, đó chính là sao Thổ có thể nổi lên khỏi mặt nước vì khối lượng riêng của nó nhỏ hơn khoảng 30% so với nước.

Sao Thiên Vương

Hành tinh xếp thứ 7, cũng là một hành tinh được đặt tên theo người Hy Lạp cổ đại, nó thu hút sự chú ý của nhiều nhà thiên văn học khám phá. Vậy nên người ta đúc kết ra được một vài thông tin hết sức thú vị về hành tinh này.

Đầu tiên, mùa hè ở sao Thiên Vương kéo dài đến 42 năm, nghe có vẻ hơi vô lý nhưng với vũ trụ bao la, bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Hành tinh được mệnh danh lạnh nhất hệ mặt trời với nhiệt độ tối thiểu của bầu khí quyển lên đến âm 224 độ C.

Về mặt diện tích, kích thước cỡ khủng của sao Thiên Vương có thể chứa tổng cộng 63 Trái Đất bên trong nó, quả là một con số ấn tượng. Lực hấp dẫn ở hành tinh này ngang ngửa với lực ở Trái Đất, vận tốc gió đôi khi đạt đến mức 900km/h, hoàn toàn không thích hợp với sự sống.

Sao Hải Vương

Là một hành tinh xa xôi bậc nhất ở vị trí thứ 8 tính từ mặt trời, nên sao Hải Vương chỉ có 2 tàu vũ trụ từng đi qua nó. Tốc độ gió đôi khi đạt đến 2000km/h và có tổng cộng 14 mặt trăng trong khi Trái Đất chỉ có một. Mức độ lạnh của sao Hải Vương cũng không thua kém gì sao Thiên Vương với mức âm 220 độ C.

Đúc kết thứ tự các sao trong hệ mặt trời

Lấy mặt trời làm chuẩn, tổng hợp một lần nữa về thứ tự các sao trong hệ được sắp xếp theo tuần tự: Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Hành tinh thứ 9 vẫn chưa có công bố chính thức từ NASA.

Ngày tận thế của Trái Đất vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại
Ngày tận thế của Trái Đất vẫn là một câu hỏi lớn của nhân loại

Trái Đất có đăng xuất khỏi hệ trong tương lai?

Đây là một câu hỏi kinh điển đối với con người, những chuyên gia khoa học, chuyên gia thiên văn học đều trong quá trình nghiên cứu. Tuy không có câu trả lời chắc chắn 100%, nhưng nguy cơ về ngày tận thế vẫn luôn tồn tại do môi trường sống đang bị con người phá hủy trầm trọng. Có lẽ, một ngày nào đó Trái Đất sẽ thật sự không còn tồn tại trong hệ.

Kết luận

Bài viết này đã tổng hợp những gì khái quát nhất về hệ mặt trời, nó luôn tiềm tàng những bí ẩn đang chờ con người khai thác. Tốt hơn hết, bạn nên cập nhật tin tức hằng ngày để biết được thông tin mới nhất về vũ trụ bao la nhé!

Xem nhiều nhất