Thiên văn họcMưa sao băng - Hiện tượng tự nhiên bạn không nên bỏ...

Mưa sao băng – Hiện tượng tự nhiên bạn không nên bỏ qua

Mưa sao băng là gì? Nhiều bạn yêu thích và tò mò về hiện tượng tự nhiên này có gì đặc biệt không? Cách mà nó được hình thành như thế nào? Trong bài viết này, hãy khám phá tất cả những sự thật liên quan đến hiện tượng trên cùng giải thích cách nó được hình thành. Đừng quên để lại bình luận và nhận xét nếu bạn đã từng may mắn chứng kiến nhé.

Tìm hiểu mưa sao băng là gì?

Trước khi giải thích cách hiện tượng này xuất hiện thì ta cần tìm hiểu nó là gì. Mưa sao băng là hiện tượng những sao băng xuất hiện với số lượng lớn, đồng thời và cùng xuất phát tại một điểm. Nó đi qua trên bầu trời tạo thành các vệt sáng nối tiếp nhau không ngừng và kéo dài trong một thời gian nhất định, thường là không quá dài.

Trên thực tế, hiện tượng này có thể kéo dài trong nhiều ngày và hiếm khi kết thúc ngay. Bạn có thể nhận thấy rằng ở lúc đạt cực đại thì sao băng sẽ rất đẹp. Nhưng trong những ngày tiếp theo rải rác vẫn là có những cơn sao băng đi qua, tuy nhiên nó thưa thớt và ít được mọi người chú ý hơn. 

Sao băng có thể xuất hiện trên bầu trời thường xuyên, có thể bạn sẽ vô tình bắt gặp và có khi là không. Bởi vì sự thưa thớt của những sao băng này nên nó ít được chú ý hơn. Ngược lại, theo ghi nhận đã từng có hàng nghìn đến hàng chục nghìn sao băng mỗi giờ. Như vậy nó sẽ không còn gọi là mưa nữa mà là bão sao băng.

Nói chung, cách xuất hiện của sao băng nhiều hay ít sẽ được gọi là những cơn mưa hay là bão sao băng. Trong phần tiếp theo của bài viết, hãy tìm hiểu cách mà những sao băng được hình thành và vì sao nó lại xuất hiện?

Tìm hiểu thế nào là mưa sao băng
Tìm hiểu thế nào là mưa sao băng

Vì sao hiện tượng lại hình thành?

Mưa sao băng là hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được. Trước khi tìm hiểu về cách nó hình thành, bạn nghĩ rằng sao băng được tạo thành từ đâu? Nó có phải mang ý nghĩa tâm linh nào đó hay không? Vậy dành cho bạn nào chưa biết thì chúng ta hãy nói về cách mà hiện tượng này đã hình thành ngay sau đây.

Thực chất, sao băng hình thành dựa vào các thiên thạch khi đi vào bầu khí quyển của trái đất. Chúng sẽ không thể va chạm với mặt đất mà tạo thành những vệt trên bầu trời mà thôi. Đây là sự hấp dẫn của trái đất đối với các thiên thạch nhỏ, điều này tạo ra sao băng mà chúng ta có thể quan sát được. Vậy các thiên thạch này đến từ đâu?

Cách mưa sao băng hình thành

Chúng ta hãy nói về quỹ đạo cố định của Trái Đất xung quanh Mặt Trời. Vì vòng quay này là cố định và có tính chu kỳ, vậy nên những hiện tượng tự nhiên mà vòng quay gây ra cũng như vậy. Đó là lý do chúng ta chỉ có thể chứng kiến sao băng vào các thời điểm nhất định ở trong năm mà thôi chứ không phải luôn xảy ra. 

Tại Vũ trụ bao la có rất nhiều sao chổi. Đối với Mặt trời, các sao chổi đi qua và bị mặt trời làm phân rã thành các thiên thạch. Các thiên thạch này tiếp tục di chuyển với một quỹ đạo cố định. Khi quỹ đạo của trái đất bắt gặp quỹ đạo của các thiên thạch này, lúc này các thiên thạch sẽ đi vào bầu khí quyển và tạo thành sao băng.

Mặc dù vậy, có một số nghiên cứu chỉ ra sao chổi chưa chắc đã là nguồn gây ra mưa sao băng chính. Một số cho rằng sao băng có thể đến từ việc các tiểu hành tinh bị phân rã do một lý do nào đó, tạo ra các thiên thạch lang thang trong vũ trụ. Khi nó bắt gặp Trái đất thì có thể tạo ra các sao băng nhỏ lẻ hàng năm.

Quỹ đạo trái đất va chạm quỹ đạo sao chổi tạo ra hiện tượng này
Quỹ đạo trái đất va chạm quỹ đạo sao chổi tạo ra hiện tượng này

Mưa sao băng có diễn ra thường xuyên không?

Như vậy bạn đã hiểu được tại sao sao băng lại xuất hiện và nó có ý nghĩa như thế nào. Sau đây, hãy tiếp tục tìm hiểu về việc mưa sao băng diễn ra có tính chu kỳ hay bất chợt. Thông thường, các sao băng xuất hiện có thể mang tính bất chợt do sự tan rã của các tiểu hành tinh tạo thành các thiên thạch lang thang. 

Các trận sao băng này khá nhỏ và ít khi bạn có thể chú ý được. Vậy nên dựa theo vòng quay của trái đất quanh mặt trời thì sao băng thường sẽ xuất hiện có tính chu kỳ trong năm và đạt cực đạt tại một vài phút mà thôi. Bạn có thể theo dõi qua các chương trình tivi, sách báo để chuẩn bị thật tốt trước khi theo dõi hiện tượng tự nhiên hiếm có này.

Mưa sao băng trong năm nay cụ thể 

Trong năm nay, chúng ta sẽ chứng kiến sao băng diễn ra khá nhiều. Mặc dù không quá lớn như những cơn bão sao băng nhưng cũng có thể quan sát được đầy đủ nhất vẻ đẹp của nó. Hãy điểm qua một số trận sao băng đã và sắp diễn ra trong năm nay nhé.

Những cơn mưa sao băng đã diễn ra 

Thông thường, những cơn mưa sao băng không được đặt tên theo thiên thạch, sao chổi đã tạo ra nó. Mà nó thường được gọi tên theo các ngôi sao, các chòm sao lớn gần với nó nhất. Như vậy luôn tạo ra một thể thống nhất vì nó cho biết xuất phát điểm của sao băng đến từ chòm nào gần nó.

Trong năm qua, đã có một số cơn mưa sao băng lớn diễn ra, điển hình có thể kể đến với một số sự kiện điển hình đã diễn ra như là:

  • Sao băng thước phần tư (Quadrantids): được đặt tên theo chòm sao Quadrans. Hiện tượng sao băng này đã diễn ra vào tháng 1, từ đêm ngày 3-1 đến hết đêm ngày 4-1. Nếu bạn đã kịp quan sát thì chúc mừng bạn vì đây là cơn sao băng khá lớn.
  • Sao băng Thiên cầm (Lyrids): Đặt tên theo chòm sao Lyrids. Đây là đợt sao băng diễn ra đêm ngày 21 tháng 4 đến hết ngày 22 tháng 4. Đạt cực điểm với 15 sao băng/ giờ
  • Sao băng Bảo Bình (Eta Aquarids): Đặt tên theo chòm sao Bảo Bình không còn xa lạ với mọi người, đây là cơn mưa có lượng sao băng trung bình đạt cực đại lên đến 40 sao trên giờ. Diễn ra vào ngày 4 tháng 5 đến hết đêm ngày 5 tháng 5.
  • Sao băng Thiên Long: Thời gian diễn ra của đợt hiện tượng này là vào ngày 8 tháng 10. Với lượng sao băng đạt cực đại từ 30 sao băng. Hiện tượng này diễn ra khá gần với chúng ta.
Nhìn lại những đợt sao băng đã diễn ra trong năm này
Nhìn lại những đợt sao băng đã diễn ra trong năm này

Sao băng Leonids 

Mưa sao băng Leonids là đợt mưa sẽ diễn ra gần đây nhất mà nếu bạn đã bỏ qua không kịp quan sát các sao băng trước đó trong năm nay. Đặt tên theo chòm sao Sư Tử, hiện tượng này diễn ra vào đêm ngày 17 tháng 11 đến đêm ngày 18 tháng 11. Bạn hãy chuẩn bị tốt nhất để đón xem đợt sao băng này diễn ra.

Sao băng Song Tử

Mưa sao băng Song tử hay Geminids là đợt sao băng diễn ra vào đêm ngày 13 tháng 12 đến hết đêm 14 tháng 12. Đợt sao băng này có đến 50 sao băng trên giờ và là một trong những đợt lớn nhất của năm nay. Những bạn thuộc cung hoàng đạo Song Tử (Gemini) nhất định nên theo dõi nhé.

Sao băng Tiểu Hùng

Còn được gọi là mưa sao băng Ursids, là cơn sao băng được đặt theo tên chòm Ursa Minor. Dòng thiên thạch này được xuất phát và trải qua Trái đất tạo thành sao băng từ ngày 13 đến rạng sáng ngày 24 tháng 12. Một thời gian khá dài và bạn có thể theo dõi cực đại là 10 sao băng.

Lịch diễn ra sao băng ở Việt Nam

Để giúp bạn đón thời gian theo dõi các cơn mưa sao băng sắp diễn ra tốt nhất, sau đây hãy tìm hiểu về lịch và thời điểm theo dõi lý tưởng với sự kiện này. Đừng quên chuẩn bị các dụng cụ thật tốt để có thể dễ dàng quan sát nhé.

  • Sao băng Sư Tử 2022: Giờ quan sát lý tưởng: 2h sáng. Số sao băng cực đại tại thời điểm 2h sáng là 15 sao băng trên giờ
  • Sao băng Song Tử 2022: Thời gian quan sát lý tưởng để sao băng cực đại là 2 giờ sáng ngày 13. Số lượng sao băng cực đại khi đó là 50 sao băng trên giờ. 
  • Sao băng Tiểu Hùng: Thời gian quan sát lý tưởng nhất là 1 giờ sáng, số lượng sao băng đạt cực đại lúc này là 10 sao băng trên giờ

Trên đây là chia sẻ về thời gian quan sát những cơn sao băng từ nay đến cuối năm. Bên trên đã có nội dung chia sẻ về thời gian diễn ra các trận mưa sao băng, bạn cần phải lưu ý để chọn thời điểm xem hợp lý nhất.

Lịch mưa sao băng diễn ra từ nay đến cuối năm 2022
Lịch mưa sao băng diễn ra từ nay đến cuối năm 2022

Khi chụp ảnh và quan sát mưa sao băng cần lưu ý gì?

Sau đây là những chia sẻ về kinh nghiệm ngắm sao băng mà bạn cần phải biết, những mẹo nhỏ này có thể giúp bạn có những trải nghiệm tốt nhất. Ví dụ như:

  • Chọn địa điểm: Bạn cần chọn địa điểm càng tối càng tốt, đảm bảo rằng khu vực này thoáng đãng và trong nhất có thể. Bạn cũng chú ý những vật dụng như quần áo, lò sưởi vì buổi đêm thời tiết sương xuống rất lạnh.
  • Trang bị ống nhòm: thông thường thì mưa sao băng có thể hoàn toàn thấy được bằng mắt thường. Nhưng trường hợp bạn muốn nhìn kỹ hơn, rõ hơn thì có thể mua thêm kính thiên văn hoặc ống nhòm nhé.
  • Chuẩn bị máy ảnh: bạn cần chọn loại DSLR hoặc Mirrorless với góc kính rộng cùng thời gian phơi sáng đủ lâu. Đảm bảo quan sát tốt và nên sắm cho nó thêm là một chiếc chân đế để tránh rung lắc. Bạn cũng cần chuẩn bị thêm thẻ nhớ, pin và các phụ kiện dự phòng khác cho máy ảnh.
  • Theo dõi thời gian: Hãy cập nhật thời gian diễn ra sự kiện mưa sao băng để đảm bảo rằng bạn không bỏ lỡ điều gì nhé. Cũng đừng quên rủ thêm những người bạn, người yêu hay gia đình để cùng quan sát một cách trọn vẹn và đầy đủ.
Chuẩn bị ống nhòm để theo dõi đầy đủ hơn
Chuẩn bị ống nhòm để theo dõi đầy đủ hơn

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ với chủ đề “mưa sao băng”. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu hơn về cách hiện tượng tự nhiên này hình thành và biết được thời gian nó sẽ diễn ra trong năm nay. Cuối cùng thì chúc bạn có những trải nghiệm trọn vẹn nhất bên người yêu thương khi ngắm hiện tượng này.

Xem nhiều nhất