Thiên nhiên diệu kỳQuá trình bóc mòn - Khám phá điều kỳ thú của thiên...

Quá trình bóc mòn – Khám phá điều kỳ thú của thiên nhiên

Quá trình bóc mòn được những chuyên gia nghiên cứu rất nhiều, người ta cũng tò mò về khái niệm cũng như nguyên lý hoạt động của nó. Hôm nay, bài viết này sẽ mang đến những thông tin cực kỳ bổ ích về hiện tượng thiên nhiên này.

Tìm hiểu chung về quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn được giải thích bởi các nhà nghiên cứu khoa học chúng là tác nhân của ngoại lực, những tác động của nước chảy, sóng biển, băng hà, gió,… làm chuyển rời các sản phẩm phong hóa khỏi vị trí vốn dĩ của nó. Nhấn mạnh, bóc mòn là do tác nhân của ngoại lực mà ra, một số người nhầm lẫn nó là nội lực.

Một số ví dụ để bạn dễ dàng hình dung hơn, đó chính là nước ngầm chảy trong núi dần xói mòn tạo thành những hang động. Điển hình hơn ở các vùng miền núi là nạn lũ lụt cuốn trôi đi đất đá, đó cũng chính là một sản phẩm của bào mòn mà mọi người nên biết.

Một số sản phẩm của quá trình bóc mòn mà bạn có thể nhìn thấy là những danh lam thắng cảnh nối tiếng như Vịnh Hạ Long, hang Sơn Đoòng, Động Phong Nha,… Tuy nhiên, đôi khi nó cũng gây ra nguy hiểm cho cuộc sống của con người, đó là những tác nhân bất ngờ từ thiên nhiên mà chúng ta khó có thể lường trước được.

Bóc mòn là một quá trình diễn ra lâu dài nhưng đôi khi hậu quả xảy ra rất nhanh. Với công nghệ hiện đại ngày nay chúng ta đã có thể dự đoán được khung thời gian bóc mòn xảy ra ảnh hưởng để dự trù những phương pháp phòng tránh. Người dân cũng dần có kinh nghiệm hơn trong việc đối phó với bóc mòn.

Gió tạo nên hình hài mới lạ của tảng đá khổng lồ
Gió tạo nên hình hài mới lạ của tảng đá khổng lồ

Tìm hiểu địa hình hình thành nhờ quá trình bóc mòn

Quá trình bóc mòn sẽ gây ra một số dạng địa hình mà chúng ta sẽ thường nhìn thấy trong đời sống. Tiêu biểu như rãnh nông là hiện tượng nước chảy tràn theo độ dốc nhất định từ trên xuống và hình thành từng rãnh trên mặt đất. Bạn có thể bắt gặp hình ảnh này ở những vùng miền núi nước ta, đặc biệt là vùng Tây Bắc.

Tiếp theo là khe rãnh xói mòn, được hình thành nên từ dòng chảy tạm thời, đây có thể là những nhánh nhỏ của sông suối tạo nên. Ngoài ra, tác thung lũng sông suối được hình thành là do dòng chảy thường xuyên, mất một thời gian rất lâu mới có thể hình thành được một thung lũng có kích thước cỡ đại.

Một số địa hình được tạo ra nhờ quá trình bóc mòn phải kể đến những hố trũng thổi mòn, bề mặt đá rỗ tổ ong, những ngọn đá hình nấm. Nguyên nhân gây ra địa hình nói trên là do tác động của gió tạo thành, phải mất đến hàng trăm triệu năm một hòn đá nguyên vẹn mới được bào mòn thành hình dạng cây nấm.

Một số hình dạng hòn đá nấm rất đẹp, được chụp lại lưu giữ ở bảo tàng cũng như tổ chức những tour tham quan để du khách đến chiêm ngưỡng kỳ quan của thiên nhiên. Bên cạnh đó, vịnh hẹp băng hà, cao nguyên băng hà hay đá trán cừu đều do sự tác động của băng hà hình thành nên.

Hình ảnh kết quả quá trình bóc mòn trong thiên nhiên kỳ bí
Hình ảnh kết quả quá trình bóc mòn trong thiên nhiên kỳ bí

Khám phá các hình thức bóc mòn

Để hình thành những kiệt tác nói trên, đó là cả một vấn đề về thời gian. Ban đầu, người ta rất tò mò tại sao thiên nhiên lại có những địa hình trông lạ mắt đến thế, Trải qua quá trình nghiên cứu và khám phá, câu trả lời đã được đúc kết ra, và sau đây là những hình thức phổ biến thuộc quá trình bóc mòn.

Xâm thực là một phần trong quá trình bóc mòn

Xâm thực có lẽ là cụm từ không còn xa lạ với mọi người, thường được nghe đến qua báo đài hoặc đọc trong sách vở. Tuy nhiên, khái niệm đúng về xâm thực lại không nhiều người nắm rõ. Xâm thực là một hình thức bóc mòn mà nguyên nhân chủ yếu là do nước, sự vận động của nước tạo thành những mài mòn đối với sự vật khác.

Sau một thời gian dài tác động, chúng tạo ra các lực làm mòn đi sự vật kia, kết quả tạo ra những khe rãnh ở các lũng sông, suối. Đặc biệt, hiện tượng này thường được ghi nhận ở những vùng có lượng mưa cường độ cao trong năm, mưa thường xuyên và liên tục so với các vùng khác.

Nguyên nhân là do sự tác động đáng kể của những giọt nước mưa gây nên, nước mưa sẽ rơi xuống đất một cách liên tục khiến cho vùng đất ấy nhão ra, hình thành nên những vũng bùn đất. Khi lượng mưa quá lớn khiến cho đất không đủ điều kiện thấm hết, nước sẽ tạo thành dòng chảy và mang theo đất, cát, mùn trong dòng nước.

Dần dần trong thời gian dài, dòng chảy thường xuyên sẽ tạo thành những dòng chảy lớn như sông chẳng hạn. Và một điều cần lưu ý, những vùng đất nào không có dòng chảy thường xuyên nhưng không có biện pháp ngăn chặn cũng sẽ dẫn đến quá trình bóc mòn.

Quá trình bóc mòn được chia chủ yếu thành 3 hình thức
Quá trình bóc mòn được chia chủ yếu thành 3 hình thức

Thổi mòn – Sự tác động đến từ những cơn gió

Với tên gọi của nó bạn cũng đủ để hình dung lực được phát ra từ cơn gió. Đúng vậy, thổi mòn là một trong những hình thức bóc mòn xảy ra với khoản thời gian lâu, do gió hình thành và tác động. Kết quả sẽ tạo ra những hòn đá hình nấm, cổng đá, đá rỗ tổ ong,… Một số mang lại giá trị thẩm mỹ cực kỳ cao cho ngành du lịch.

Được biết, thổi mòn thường xảy ra ở những vùng không có thực vật che chắn, vì khi nơi đó có cây xanh, lực gió sẽ bị giảm thiểu đáng kể nên không đến mức có thể bào mòn được đá. Còn khi không có vật cản, gió thổi liên tục khiến đất đá dễ bị cuốn theo chiều gió bay đi nơi khác, gọi là quá trình bóc mòn.

Thổi mòn có lẽ phổ biến nhất ở những khu vực như cồn cát, trên bãi biển hoặc đặc biệt là sa mạc. Thông thường, hiện tượng này xuất hiện ở những nơi có khí hậu khắc nghiệt khiến thực vật không thể sống được, do vậy gió mới có thể thoải mái phát huy hết công lực của nó.

Nguyên nhân của việc gió thổi mòn là kết quả của phong trào vật chất, một là gió khiến các vật nhỏ, hạt nhỏ trong đất nâng lên và hai là gió sẽ cuốn theo vật đó theo chiều mà nó đang di chuyển. Khi đến bãi biển hay sa mạc, ta cũng đã cảm nhận được sức gió đáng kể ở đó, vậy nên những hòn đá sừng sững mới có thể bị bào mòn.

Đá rỗ cũng là kết quả của quá trình bóc mòn
Đá rỗ cũng là kết quả của quá trình bóc mòn

Mài mòn – Hình thức của quá trình bóc mòn 

Mài mòn được hiểu là sự tác động của sóng biển hoặc băng hà, kết quả sẽ tạo ra những dạng địa hình như hàm ếch sóng vỗ, vách biển, bậc thềm sóng vỗ, phi-o,… Một số vách biển vô cùng đẹp mà bạn có thể tìm đến để chụp hình trải nghiệm. Tuy nhiên, không nên tắm ở những vùng này vì sẽ rất nguy hiểm.

Có 2 nguyên nhân bạn không nên tìm đến những vách biển, một là nguy cơ đá bên trên có thể rơi xuống bất cứ lúc nào do quá trình bóc mòn, hai là bạn sẽ không thể kiểm soát được sóng biển đập vào khu vực đó. Đôi khi, nước biển sẽ mạnh đến nỗi dù bạn biết bơi cũng không thể tìm đến vách đá để trèo lên trên. 

Người ta bị cuốn hút bởi vẻ đẹp của thiên nhiên tại những khu vực địa hình này, nhưng thủy thiều là điều bạn nên xem xét nếu muốn tắm biển tại đó. Ngoài ra, đường đi đến những vách biển này cũng rất gian nan, bạn có thể trượt chân bất cứ lúc nào nếu không cẩn thận. Chung quy nơi đó rất nguy hiểm và không thích hợp để dân phượt nghiệp dư khám phá.

Tác nhân của ngoại lực được hiểu như thế nào?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa ngoại lực và nội lực, vậy cho nên bài viết này sẽ giải thích rõ hai khía cạnh này để bạn nắm vững kiến thức về bóc mòn. Quá trình bóc mòn hình thành từ những tác nhân của ngoại lực.

Đó là các yếu tố về khí hậu như nhiệt độ, mưa, gió,… Dạng nước có thể kể đến nước chảy, nước ngầm, sóng biển, băng hà,… Đôi khi ngoại lực còn là tác động của động thực vật hay con người.

Chỉ cần bạn hiểu được định nghĩa về hai từ “ngoại lực”, bạn sẽ phân biệt được. Ngoại lực là các lực có nguồn gốc từ bên ngoài, là những sự vật khách quan chứ không liên quan đến sự vật kia, không phải do bên trong hình thành. Đa số ngoại lực khó có thể thấy sự tác động của nó ngay lúc đó, phải đợi một thời gian để thấy kết quả.

Thời gian để bạn nhìn thấy kết quả quá trình bóc mòn không tính bằng năm, mà đó là hàng chục, trăm, triệu năm. Điển hình như việc bào mòn một tảng đá có kích thước cỡ đại, phải cần bao nhiêu cơn gió mới có thể tạo hòn đá thành hình cây nấm. Đó là sự nỗ lực của thiên nhiên qua hàng trăm triệu năm mới có.

Hình ảnh này được xem như kỳ quan của thế giới
Hình ảnh này được xem như kỳ quan của thế giới

Phân biệt nội lực và ngoại lực – Quá trình bóc mòn

Nội lực đối nghịch với ngoại lực, chúng tác động cùng lúc với nhau và tạo ra các dạng địa hình trên trái đất. Được biết, nội lực sẽ làm cho những dạng địa hình lớn trên bề mặt trái đất trở nên gồ ghề, trong khi ngoại lực hướng đến quá trình bóc mòn, san phẳng nó.

Lý do là vì chúng đối lập với nhau, nhưng chúng cũng có những nét tương quan để bổ trợ cho nhau, cùng tác động lên những sự vật nhất định để tạo ra kết quả. Đa sisi sự vật trên thế giới đều sẽ chịu sức ảnh hưởng của cả nội lực và ngoại lực, nhờ vậy quá trình thay đổi hình dạng của nó mới sớm đạt được mục đích.

Định nghĩa về nội lực được nêu như sau, nội lực là lực sinh ra bên trong lõi Trái Đất, con người dù cho bằng cách nào cũng không thể tác động làm thay đổi nó được. Nội lực khiến các lớp đá mắc ma bị uốn thành nếp, trở nên đứt gãy khi không chịu được nữa, tạo ra hiện trạng phun trào hay động đất,…

Ngày nay, các chuyên gia có những công cụ hiện để để có thể dự báo những sự kiện mà nội lực trái đất sắp sửa gây ra, nhờ đó giúp người dân sớm tìm ra phương án đối phó. Đặc thù nước ta không có núi lửa, nhưng ở Tây Bắc lại có nguy cơ xảy ra động đất nên mọi người cần đặc biệt chú ý.

Kết luận

Quá trình bóc mòn đã được trình bày cụ thể từ A – Z, chắc hẳn bạn đã nắm vững kiến thức về lĩnh vực này. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, hãy để lại một bình luận và chúng tôi sẽ giải đáp điều đó trong bài viết tiếp theo.

Xem nhiều nhất