Hiện tượng kỳ thúSao chổi - Kẻ gieo rắc sự xui xẻo trong nhiều nền...

Sao chổi – Kẻ gieo rắc sự xui xẻo trong nhiều nền văn hoá

Sao chổi là một hiện tượng thiên văn khá thú vị. Trong nhiều nền văn hoá khác nhau họ có niềm tin rằng ngôi sao này sẽ mang lại xui xẻo khi gặp phải. Nhưng nhiều người lại tin rằng chúng sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc. Vậy ngọn ngành chuyện này như thế nào?

Sao chổi là gì?

Sao chổi được định nghĩa là một vật thể thiên văn nằm ở ngoài không gian nó được xem như là một tiểu hành tinh nhưng khác với cái hành tinh đó không cấu tạo từ đất đá mà chủ yếu được tạo thành từ băng.

Sao chổi chưa từng được xem là một ngôi sao

Vốn dĩ nó được gọi tên là một sao vì chúng không có hình dạng nhất định chỉ là một khối hình thù kỳ dị, đầu nhọn, đuôi to như một chiếc chổi quét nhà. Các nhà khoa học đã từng ví nó như là “một quả bóng tuyết bẩn” vì ngoài nước đóng băng thì nó còn chứa cacbonic, metan và các khoáng chất.

Một học thuyết khác đã bác bỏ ý kiến cho rằng sao chổi không nên gọi là sao vì nó chỉ là một khối khí lạnh chứa đầy bụi và vụn của vũ trụ. Nó là nguyên nhân của những sao băng được sáng trên bầu trời.

Vì khi chúng bị vỡ ra sẽ tạo thành từng đám mây sao băng và bụi vũ trụ rơi vào khoảng không tùy vào thời điểm và vị trí vỡ ngôi sao người ta có thể quan sát sao băng từ trái đất.

Sao chổi “sống” được bao lâu

Mỗi ngôi sao sẽ có một vòng đời khác nhau nó được tính từ khi nó bắt đầu di chuyển vào hệ Mặt Trời. Thông thường các ngôi sao để xuất phát từ những nơi rất xa Mặt Trời. Ở đây, bởi vì chúng rất lạnh nên chất phân tử khí và nước đều bị đóng băng. 

Sao chổi bắt đầu được quan sát khi nó tới đủ gần với Mặt Trời và bắt đầu phát sáng do sự thăng hoa của các vật chất bên trong nó. Dưới tác động của bức xạ và gió Mặt Trời lớp băng trên bề mặt của sao bắt đầu thăng hoa. Và tuổi thọ của sao được xem là kết thúc khi chúng thăng hoa toàn bộ.

Mưa sao băng – tàn tích của sao chổi

Mưa sao băng được định nghĩa là một hiện tượng số lượng lớn các ngôi sao băng xuất hiện đồng thời cùng một lúc hoặc nối tiếp nhau trong một thời gian ngắn từ chung một điểm xuất phát trên bầu trời.

Một trận mưa sao băng có thể được tạo ra từ hay nhiều thiên thạch đi vào bầu khí quyển của Trái Đất. Và đến khi có một lượng lớn sao băng được tạo ra bởi một thiên thạch hay là một dòng thiên thạch thì người ta gọi đó là hiện tượng mưa sao băng.

Với mỗi trận mưa sao băng người ta ước tính kéo dài khoảng nhiều ngày. Tuy nhiên khoảng thời gian mà nhiều sao băng xuất hiện nhất thì khá ngắn. Tùy thuộc vào cường độ của trận mưa sao băng lớn hay nhỏ mà số lượng sao băng có thể đếm được từ hàng chục cho tới hàng trăm sao băng trong một giờ. 

Với một số trường hợp đặc biệt một trận sao băng có thể có mật độ quan sát lên tới hàng ngàn hay hàng chục ngàn sau ban mỗi giờ với những cơn mưa sao băng lớn như vậy người ta lại gọi là bão sao băng.

Mưa sao băng là một hiện tượng thiên văn khá đẹp mắt
Mưa sao băng là một hiện tượng thiên văn khá đẹp mắt

Cấu tạo của một ngôi sao kém may mắn

Phần nhân của sao chổi là một khối vật chất rắn có kích thước từ vài km đến vài chục km thành phần chủ yếu trong nhân là đá, bụi và nước đóng băng trong đó người ta ước tính khoảng 80% là nước đóng băng còn lại khoảng 15% là carbon monoxide (CO), số ít còn lại là cacbon dioxit (CO2), metan (CH4) và amoniac (NH3)

Nằm sâu bên trong nhân của sao người ta còn tìm thấy cái hợp chất hữu cơ như là methanol, formaldehyde, ethane và đôi khi còn phát hiện những hợp chất phân tử phức tạp như axit amin

Một phần nhân ngôi sao chổi được bao phủ bởi lớp khí. Lớp khí này có nguồn gốc chủ yếu từ quá trình thăng hoa của bức xạ mặt trời gây nên khi đó lớp bằng đá tại trung tâm của sao sẽ giải phóng một lượng khí kích thước của lớp khí phủ tăng dần khi càng đến mặt trời và có thể đạt đỉnh điểm bằng đường kính của sao mộc với mật độ rất thấp.

Đuôi sao chổi được xem là điều đặc trưng của nó khi chúng ta quan sát từ Trái Đất. Nó thực chất là một dòng khí bay hơi của các thành phần cấu thành sao bị thổi về một hướng do áp lực của gió Mặt Trời. 

Với sự ảnh hưởng của gió mặt trời mà đuôi sao có thể khác nhau về kích thước và hình dạng do vậy chúng ta có thể thấy sao có một đuôi, hai đuôi thậm chí là ba đuôi.

Sao chổi có cấu tạo chủ yếu từ nước đóng băng
Sao chổi có cấu tạo chủ yếu từ nước đóng băng

Sao chổi từ nơi nào đến?

Theo như nhiều nhà nghiên cứu đến từ châu Âu đã phát hiện ra ngôi sao có nguồn gốc từ những đám mây Oort làm ở bên ngoài hệ mặt trời. Đây là ranh giới giữa mặt trời với những hành tinh khác nơi đây tồn tại khá nhiều vật chất đến từ thời kỳ sơ khai của hệ mặt trời. 

Những sao thông thường sẽ phân bổ một cách ngẫu nhiên trong không gian vũ trụ và có quỹ đạo hình elip dẹp so với tâm của mặt trời có thể nói rằng chưa có một hành tinh nào có thể tích lớn bằng sao chổi.

Sao chổi được chia làm làm hai loại dựa theo đặc điểm chu kì của chúng bao gồm sao có chu kỳ ngắn và sau có chu kỳ dài, với những ngôi sao có chu kỳ ngắn thường có nguồn gốc từ vành đai Kuiper, còn với những ngôi sao có chu kỳ dài thì nằm ngoài quỹ đạo của sao Hải Vương. 

Có một đặc điểm khá thú vị là đuôi của sao chổi thường sẽ không hướng dọc theo chiều chuyển động như các đặc tính vật lý thông thường mà luôn hướng ngược lại vào tâm của Mặt Trời dù sao đang đi theo hướng nào. Nguyên nhân được giải thích là do áp lực của gió mặt trời tạo nên

Thông thường sao chổi đến từ những nơi xa Mặt Trời
Thông thường sao chổi đến từ những nơi xa Mặt Trời

Sao chổi có ý nghĩa niềm tin như thế nào?

Sao chổi có thể được xem làm một trong những đối tượng thiên văn có nhiều niềm tin tâm linh đối với nhiều nền văn hóa nhất. Có nhiều người thì tin rằng sao chổi mang lại xui xẻo và chết chóc, một số người khác lại cho rằng sao chổi là một vị thần may mắn.

Vị thần xui xẻo 

Sao chổi từng là nguyên nhân gieo rắc nỗi ác mộng cho nhiều người trong nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới. Trong một khoảng thời gian dài với nhiều nền văn hóa cổ đại sao chổi được xem là đại diện cho điềm báo xui xẻo đến từ các vị thần.

Sự xuất hiện của sao chổi được xem là đem lại bệnh tật chết chóc, đặc biệt có những hiện tượng lại trùng khớp với sự xuất hiện của sao chổi làm cho nhiều người càng có niềm tin hơn về vấn đề này.

Chẳng hạn vào những năm 1664 nước Anh phải chịu một dịch bệnh thật và một năm sau đó khiến hơn 100.000 người phải chết. Dịch bệnh đó khủng khiếp đến nỗi mà mọi người phải gọi là “cái chết đen”.

Trùng khớp vào năm đó tại thành phố Luân Đôn có một sao chổi rất sáng xuất hiện trên bầu trời. Chuyện không dừng lại ở đó, năm 1666 thành phố Luân Đôn xuất hiện một trận hỏa hoạn thiêu rụi gần như toàn bộ thành phố. Vậy căn cứ vào điều gì mà nhiều người lại tin tưởng vào vận xui mà ngôi sao đem lại?

Một hình ảnh được vẽ về ngôi sao mang điềm xui
Một hình ảnh được vẽ về ngôi sao mang điềm xui

Lời lý giải dành cho vị thần xui xẻo

Nhiều người xem sao chổi là một vật thể xui xẻo bởi vì khi họ quan sát sao trên bầu trời thì họ thấy rằng ngôi sao này không giống bất kỳ thiên thể khác có trên bầu trời. Với những thiên thể khác thì luôn có một chu kỳ di chuyển được xác định trong khi đó ngôi sao luôn di chuyển một cách không xác định.

Điều này làm cho những nhà tôn giáo ở các nền văn hóa cổ đại tin rằng những vị thần của họ đang điều khiển sự di chuyển của ngôi sao này và đã gửi thông điệp tới cho họ thông qua ngôi sao đó.

Có phải sao chổi luôn xui xẻo?

Có thể bạn chưa biết sao băng có nguồn gốc từ sao. Một ngôi sao khi bị vỡ vụn sẽ tạo thành cơn mưa sao băng. Nhưng có nhiều người tin tưởng rằng sau băng sẽ đem lại điều hạnh phúc và may mắn. Những ai gặp được sao băng sẽ cầu được ước thấy. Vậy phải chăng ngôi sao này chỉ mang lại niềm xui xẻo hay không?

Tác hại của sao chổi

Sao chổi không chỉ đơn thuần là một biểu tượng tâm linh xui xẻo trong nhiều nền văn hóa và nó thật sự có mối nguy hại đến Trái Đất. Trong nhiều năm trước đây, giới chuyên gia về thiên văn học đã có sự chú ý vào vành đai tiểu hành tinh nằm ở giữa sao Hỏa và sao Mộc để có thể tiên đoán rằng thảm họa hủy toàn cầu hay xảy ra hay không.

Nguyên nhân đến từ các tiểu hành tinh. Sự lo lắng này không phải là quá dư thừa bởi trong 65 triệu năm trước đây cũng có một vụ đâm vào Trái Đất đây là nguyên nhân dẫn đến sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của khủng long. 

Ngoài ra, hạt bụi còn sót lại sau một vụ phát nổ có khả năng gây ảnh hưởng tức thời đối với khí hậu của Trái Đất. Việc tích lũy những hạt bụi vũ trụ kích thước lớn trên quy mô toàn cầu có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình khí hậu của trái đất. 

Những hạt bụi của có khả năng làm giảm hấp thụ lượng ánh sáng Mặt Trời điều này dẫn đến làm giảm nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất hoặc với trường hợp ngược lại buổi vũ trụ sẽ làm tăng khả năng hấp thu nhiệt lượng từ mặt trời làm tăng nhiệt độ bề mặt trên Trái Đất.

Ngoài ra bụi vũ trụ còn tác động trực tiếp đến khả năng hình thành đám mây từ đó có khả năng hình thành hạn hán và thay đổi thành phần hóa học của không khí làm thủng tầng Ozon.

Các nhà khoa học đang e ngại ngôi sao có thể va chạm Trái Đất
Các nhà khoa học đang e ngại ngôi sao có thể va chạm Trái Đất

Kết luận

Chủ đề sao chổi được xem là một chủ đề khoa học với nhiều bạn trẻ. Mặc dù đây là chủ đề khoa học nhưng mang đậm niềm tin tôn giáo. Vậy theo bạn ngôi sao này có thật sự mang đến sự xui xẻo không?

Xem nhiều nhất