Thiên văn học10 sự thật thú vị về sao Mộc - kẻ đào hoa...

10 sự thật thú vị về sao Mộc – kẻ đào hoa nhất Hệ Mặt Trời

Sao Mộc có tên tiếng Anh là Jupiter, được đặt theo tên của một vị thần cổ đại. Nó có một khối lượng cực kì lớn, từ trường mạnh và nhiều mặt trăng hơn bất kì hành tinh nào khác trong đại gia đình của chúng ta. Mặc dù Sao Mộc đã được con người biết đến từ thời xa xưa, nhưng với sự ra đời của kính thiên văn và nhiều công cụ chuyên môn khác, người ta đã có thể nghiên cứu kĩ hơn về hành tinh này. Thật sự nói về vũ trụ sẽ có rất nhiều thông tin thú vị mà mình muốn kể cho anh em nghe, nhưng dưới đây là 10 sự thật vui vẻ nhất về sao Mộc mà mình muốn chia sẻ:

Nó được xem là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta, nhưng chỉ nói bâng quơ vậy thì sẽ không có gì đặc biệt cả. Về khối lượng, nó nặng hơn Trái Đất 318 lần và có một sự thật là khối lượng của Sao Mộc gấp 2 lần rưỡi tổng khối lượng của các hành tinh còn lại.

Tuy nhiên, nếu Sao Mộc sở hữu địa khối lớn hơn, hình dạng của nó sẽ trở nên nhỏ bé hơn. Lí do là vì nếu thêm khối lượng, mật độ vật chất trong nó sẽ dày đặc hơn và các lực tương tác sẽ tự kéo các vật chất này về nhau, dẫn tới hành tinh sẽ bị co lại. Theo ước tính, khối lượng của sao Mộc có thể tăng thêm 4 lần mà không bị co lại, nếu vượt quá giới hạn này, nó sẽ có sự thay đổi về kích thước.

Có thể bạn quan tâm:

Sao Mộc rất khổng lồ
Sao Mộc rất khổng lồ

Mặc dù chúng ta hay gọi nó là “Sao” Mộc, nhưng thực tế theo định nghĩa, “ngôi sao” và “hành tinh” là hai khái niệm khác nhau. Để dễ hình dung, ngôi sao hiện tại gần chúng ta nhất chính là Mặt Trời. Theo Wiki, định nghĩa sao được định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa trên, các nhà thiên văn gọi Sao Mộc là một “Ngôi sao lỗi”. Mặc dù Sao Mộc chưa rất nhiều khí Hydro và Helium, tuy nhiên tâm của hành tinh này không đủ khối lượng để kích thích phản ứng tổng hợp hạt nhân. Trong khi đó, một ngôi sao như Mặt trời, sẽ liên tục diễn ra các phản ứng bên trong tâm của nó nhờ vào áp lực và nhiệt độ rất lớn. Chính những phản ứng liên tục này sẽ tạo ra năng lượng cho những ngôi sao.

Để có thể tạo ra phản ứng tổng hợp hạt nhân và trở thành một ngôi sao, Sao Mộc cần thêm tăng thêm 70 lần khối lượng trong kích thước hiện tại. Do đó, theo phân loại, đây vẫn là một hành tinh khí gas khổng lồ chứ không thể xem là một ngôi sao.

Sao Mộc không thể trở thành một ngôi sao???
Sao Mộc không thể trở thành một ngôi sao???

Sao Mộc chỉ tốn khoảng chưa tới 10 tiếng để tự quay quanh trục của chính mình, vận tốc quay chủa nó đạt khoảng 12.6km/s. Và bởi vì đây không phải là vật rắn, cộng với moment động lượng của nó lớn, dẫn tới việc bị phình ra ở phần xích đạo. Đường kính xích đạo lớn hơn đường kính đi qua hai cực khoảng hơn 9 ngàn km.

Bởi vì có khối lượng tổng thể lớn, Sao Mộc là hành tinh duy nhất có tâm khối với Mặt Trời nằm bên ngoài thể tích của Mặt trời. Thời gian cần thiết để nó hoàn thành một vòng quanh ngôi sao chủ là 11,86 năm Trái Đất với khoảng cách so với Mặt Trời là 778 triệu km. Với vận tốc quay nhanh như thế, Sao Mộc có một từ trường rất mạnh và cũng tạo ra nhiều bức xạ nguy hiểm xung quanh bề mặt của hành tinh này.

Mặc dù có kích thước khổng lồ, tuy nhiên những đám mây vào vệt bão mà chúng ta quan sát được chỉ dày vào khoảng 50km. Những đám mây này hình thành từ những tinh thể Aminiac vỡ ra tạo thành hai tầng mây. Những vật chất mà chúng ta quan sát thấy màu tối có thể là những hợp chất từ bên trong Sao Mộc nổi lên và phản ứng với ánh sáng Mặt Trời dẫn tới tối màu. Bên dưới tầng mây chính là thành phần của yếu của Jupiter: Hidro và Heli.

Đốm đỏ lớn là đặt trưng nổi tiếng trên hành tinh này. Đây là một cơn bão xoáy nghịch có vị trí tại bán cầu Nam của Sao Mộc, với đường kính được đo khoảng 24000km và độ cao ước tính khoảng 12 tới 14 ngàn km. Về lý thuyết, nó đủ lớn để chứa từ 2 đến 3 hành tinh có kích thước tương tự như Trái Đất.

Điều thú vị ở đây là cơn bão này đã tồn tại trên đây ít nhất 350 năm trời. Lần đầu nó được quan sát thấy là vào những năm 1665 của thế kỉ 17 bởi một nhà thiên văn học là Giovanni Cassini. Cho đến mãi những năm đầu thế kỉ 20, người ta mới đưa ra lí thuyết vết đỏ lớn này chính là một cơn bão được tạo ra bởi sự hỗn loạn do vận tốc xoay quanh trục quá nhanh. Những lý thuyết này đã được chứng mình là đúng sau khi tàu Voyager 1 đã quan sát cận cảnh vào tháng 3 năm 1979.

Mặc dù vậy, kích thước của nó đã bị giảm đáng kể. Theo những ghi chép từ quan sát của Ông Cassini vào thế kỉ 17, nó có vẻ lớn gấp đôi so với bây giờ. Không rõ trong tương lai, nó có bị biến mất hoàn toàn hay không, nhưng người ta tiên đoán rằng sẽ vẫn xuất hiện hiện tượng tương tự ở những khu vực khác trên hành tinh.

Nếu nhắc tới vành đai xung quanh hành tinh, người ta thường nghĩa ngay đến sao Thổ. Nhưng sự thật là cả sao Mộc lẫn sao Thiên Vương cũng có vành đai riêng. Sao Mộc là hành tinh thứ 3 được phát hiện điều nà do vành đai của nó rất mờ nhạt và rất khó để quan sát. Vài đai này chia ra thành 3 vành đai nhỏ hơn gồm phân đoạn được gọi là Halo nằm trong cùng, vòng chính nằm ở giữa và vòng ngoài.

Sao Mộc cũng có vành đai
Sao Mộc cũng có vành đai

Nếu đem la bàn lên Sao Mộc, nó sẽ hoạt động được, bởi vì đây là hành tinh có từ trường lớn nhất trong Hệ Mặt trời. Sự tương tác của từ quyển với gió mặt trời tạo ra một hiên tượng vành đai phóng xạ nguy hiểm có thể gây ra thiệt hại cho tàu vũ trụ muốn thăm dò ở đây. Sao Mộc có bốn mặt trăng lớn nhất tất cả quỹ đạo trong từ quyển, bảo vệ chúng khỏi gió mặt trời. Từ trường của Sao Mộc cũng chịu trách nhiệm cho các đợt phát xạ vô tuyến cực mạnh từ các vùng cực của hành tinh.

Như đầu bài mình đã nói, đây là hành tinh “đào hoa” nhất vì có tận 67 vệ tinh quay xung quanh. Tuy nhiên đây chỉ là những vệ tinh chính thống và đã được đặt tên. Thực tế thì nó có hơn 200 vệ tinh tự nhiên có quỹ đạo xung quanh. Những mặt trăng của Sao Mộc thường có đường kính nhỏ hơn 10km và chỉ được khám phá sau năm 1975, thời điểm mà tàu thăm dò đầu tiên có tên Pioneer 10 tới khám phá nơi đây.

Mặt dù có nhiều mặt trăng, nhưng có 4 cái chính được để ý nhiều nhất và có tên gọi chung là mặt trăng Galilean do được phát hiện bởi Galileo Galilei. Tên của chúng theo thứ tự về khoảng cách tới hành tinh chủ như sau: Io, Europa, Ganymede và Callisto. Ganymede là mặt trăng lớn nhất trong hệ mặt trời với đường kính khoảng 5200km, đứng thứ 2 là mặt trăng của sao Thổ: Titan.

Lần đầu NASA đưa lên đây là con tàu Pioneer 10 voà tháng 12 năm 1973, sau đó là tháng 12 năm 1974 với con tàu Pioneer. Tiếp tục sau đó là hai anh em Voyager 1 và 2, cả hai tàu này đều lên đây vào năm 1979. Sau đó là một khoảng thời gian rất lâu sau, mãi năm 1992 người ta mới tiếp tục đưa Ulysses lên đây vào tháng 12 năm đó. Vào năm 2000, tàu Cassini đã lên đây và tiếp tục hành trình của nó để qua sao Thổ. Cuối cùng là vào năm 2007, NASA phóng tàu New Horizons, đây là nhiệm vụ khám phá gàn đây nhất nhưng chắc chắn không phải là nhiệm vụ cuối cùng, và chúng ta sẽ còn khám phá hành tinh này cũng như những hành tinh khác dài dài.

Chúng ta đã 7 lần đưa tàu thăm dò lên đây
Chúng ta đã 7 lần đưa tàu thăm dò lên đây

Có thể bạn quan tâm:

Mặc dùng có khoảng cách rất xa, nhưng việc nó là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời và sáng thứ 3, chỉ sau Sao Kim và mặt trăng, giúp cho Sao Mộc có thể quan sát bằng mắt thường.

Trên đây là tổng hợp sự thật thú vị về sao Mộc, mong rằng bạn đọc đã có những thông tin thật hữu ích nhé.

Xem nhiều nhất