Thiên văn họcChiêm tinh học - Nguồn gốc và sự vận hành của thế...

Chiêm tinh học – Nguồn gốc và sự vận hành của thế giới kỳ bí

Chiêm tinh học gắn liền với lĩnh vực tâm linh của nhân loại, nhờ vào sự tìm tòi thời xa xưa đã mang đến cho cuộc sống hiện nay những quy luật vận hành vô cùng hiệu quả, giúp chúng ta có khả năng đoán trước được bước đi của số mệnh. Đồng thời quy luật này đã và đang được nhiều người biết đến và ứng dụng rộng rãi, qua bài viết này bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về sự vận hành trên.

Khái niệm cũng như nguồn gốc ra đời của chiêm tinh học

Chiêm tinh học là những quy luật tính toán dựa trên sự vận hành đa chiều của vũ trụ và hành tinh lớn nhỏ xung quanh nơi mà con người có thể biết đến. Qua đó mà chúng ta có thể tìm được những lá số tử vi chuẩn xác nhất, đưa đến sự thật tương lai đang nắm giữ.

Các quy luật trên được gọi bằng cái tên tiếng Anh là Astrology, đây là phát minh tiên tiến nhất của người cổ đại là “bản đồ sao”. Đó là bước chuyển mình vĩ đại cho thế giới tâm linh.

Bên cạnh đó đây là một môn học vĩ đại, người có kinh nghiệm sẽ có khả năng dự đoán trước tương lai, điển hình như là dịch bệnh, thiên tai, định mệnh, thời tiết,… cho bất kể người nào. Tất cả đều dựa trên sự vận hành của các chòm sao và vũ trụ vô tận.

Nguồn gốc của chiêm tinh học bắt nguồn từ phương Tây từ tiếng Hy Lạp là “horoskopos” có nghĩa là “xem giờ”. Các nhà chiêm tinh cổ đại đã đoán ra được sự chuyển động của các hành tinh, tùng vị thần sẽ tương ứng với một hành tinh khác nhau.

Từ đó chiêm tinh bắt đầu được mở rộng cùng với sự phát triển của thế giới mà việc lập biểu đồ hành tinh hay việc tính toán diễn ra vô cùng tỉ mỉ và vô cùng chính xác. Xuất hiện nhiều các nhà chiêm tinh có kinh nghiệm dày dặn trên thế giới, đôi khi họ còn có khả năng giải thích những sự kiện đầy lạ lùng của nhân loại.

Chiêm tinh học dự đoán được tương lai
Chiêm tinh học dự đoán được tương lai

Sùng bái “SAO” tạo nên sự ra đời của chiêm tinh học

Đầu tiên có thể cho rằng chiêm tinh học bắt nguồn từ sự sùng bái các ngôi sao trên trời của nhiều người dân cổ đại. Vì đó là giai đoạn mà con người xưa hay ngước mặt và ngắm nhìn bầu trời, những ngôi sao lấp lánh đó là những điều kỳ bí đối với họ.

Từ việc quan sát các ngôi sao trên trời mà con người cổ đại đã tìm được những chuyển biến đầy bất ngờ và tìm tòi được dần về quy luật chiêm tinh. Một ví dụ điển hình như là sao Ngưu Lang, Chúc Nữ có sợi dây kết nối mật thiết tới việc trồng trọt của con người và sao Cơ, Tất thì lại có liên quan nhất định đến với thời tiết như mưa gió.

Ngoài ra người Hy Lạp cổ đại cũng cho rằng sao Thất diệu xuất hiện thì họ mới cho thuyền chạy, người phương Đông và phương Tây thì lại cho rằng sao Chổi và sao Băng là tượng trưng cho những điều xui rủi và sắp có tai họa. Bên cạnh đó trong lịch sử của Việt Nam cũng có chuyện về các triều đại hay áp dụng việc quan sát các ngôi sao trên trời để đoán ra được những điều sắp kéo đến.

Đồng thời từ nhiều tiểu thuyết, câu chuyện,… được truyền từ nhiều thế hệ đã hình thành lên một sự sùng bái đặc biệt của người đời đối với các ngôi sao trên trời, họ cho rằng đó là cơ sở vô cùng chắc chắn để đoán vận mệnh nước nhà. Đó là nguồn gốc cho chiêm tinh phát triển và tồn tại cho đến ngày nay.

Các ngôi sao chiêm tinh chính và ý nghĩa của nó là gì?

Trên trời không có ít ngôi sao, do đó để thuận lợi cho việc quan sát cũng như suy đoán thì các nhà hiền triết Trung Quốc đã xếp và lập thành nhiều nhóm chiêm tinh khác nhau, mỗi nhóm sẽ có những đặc điểm riêng biệt để nhận dạng. Từ đó xuất hiện 5 ngôi sao chiêm tinh chính cho nhân loại.

Sao Tam Viên – Nét chính của chiêm tinh học

Đến thời nhà Tống, ba tinh tượng chủ yếu của chiêm tinh học là Tử vi, Thái vi và Thiên vị khi này mới được gộp lại chúng với cái tên gọi là Tam viên. Cụ thể thông tin của Tam viên sẽ bao gồm:

  • Tinh tượng Thái vi bao gồm 10 ngôi sao.
  • Tinh tượng Tử vi có tên gọi khác là trung viên bao gồm 15 ngôi sao.
  • Tinh tượng Thiên thị có tên gọi khác là hạ viên bao gồm 25 ngôi sao.

Các tinh sĩ đã đem sao chính Tam viên này đối ứng với nhân loại và quy định nội dung cho nó. Từ đó có thể nói sự giao nhau của nước và lửa tạo nên sự tồn tại cho nhân loại, nơi ở của Thiên tử sẽ là Tử thần chính là chốn thâm nghiêm, đế vương sẽ là chúa tể của muôn loài và thống trị nhân gian. Lấy người đời làm thiên thể tức là dùng tinh tượng đối chiếu với con người là nội dung của Tam viên.

Sự kết tinh của chiêm tinh học vô cùng rõ ràng
Sự kết tinh của chiêm tinh học vô cùng rõ ràng

Sao Ngũ tinh – Mở rộng cho thế giới tâm linh

Ngũ Vị là một thuyết chiêm tinh học được người xưa cho rằng chúng nhận định cho số phận dân yên nước bình hay tai hoạ mà một triều đại phải nhận lấy. Và các ảnh hưởng này bắt nguồn từ sự vận động đến một khu sao nào đó tại các nước châu tương ứng.

  • Phương Đông Mộc tinh tức là sao Mộc được gọi là Tuế tinh.
  • Phương Tây Kim tinh tức là sao Kim được gọi là Thái bạch.
  • Phương Nam Hỏa tinh tức là sao Hỏa được gọi là Huỳnh hoặc.
  • Phương Bắc Thủy tinh tức là sao Thủy được gọi là Thần tinh.
  • Trung ương Thổ tinh tức là sao Thổ được gọi là Trấn tinh.

Phân dã với hiệu ứng Thiên Trường trong chiêm tinh học

Phân dã là một khái niệm đặc biệt của thuật chiêm tinh tại thời Thượng Cổ và chúng bắt đầu được hình thành từ rất sớm. Với quan niệm “cát hung phúc họa” của nhân gian có gắn liền với sự chuyển biến của thiên tượng mà từ đó người ta đem một vì tinh tú nào đó trên bầu trời rộng lớn kia để đổi lấy một mảnh đất cũng như là vận mệnh của nhân loại tương ứng với bộ phận trên bầu trời.

Qua sự chuyển biến lâu dài của chiêm tinh học mà nhiều nhà hiền triết Trung Quốc đã lựa chọn ra 28 bộ phận tinh tú trên bầu trời có vị trí gần đường hoàng đạo nhất để quan sát sự biến đổi cũng như đường lối vận động của Mặt Trăng, Mặt Trời và các ngũ tinh khác. Từ đó, nhân loại sẽ có 4 phương, mỗi phương được 7 tinh tú khác nhau tạo thành và được mang tên là Nhị thập bát tú.

  • Phương Đông tức là Thanh Long hay còn được gọi là Rồng Xanh bao gồm: Giốc, Cang, Đê, Phòng, Tâm, Vĩ, Cơ.
  • Phương Tây tức là Bạch Hổ có nghĩa là Hổ trắng bao gồm: Khuê, Lâu, Vị, Mão, Tất, Chủy, Sấm
  • Phương Bắc nghĩa là Huyền Vũ tượng trưng cho rùa và rắn bao gồm: Đẩu, Ngưu, Nữ, Hư, Nguy, Thất, Bích.
  • Phương Nam chính là Chu tước đại diện cho chim sẻ bao gồm bảy tinh tú: Tĩnh, Qủy, Liễu, Tinh, Trương, Dực, Chẩn.

Sự kết nối liền mạch của chiêm tinh học với con người
Sự kết nối liền mạch của chiêm tinh học với con người

Ứng dụng của chiêm tinh học vào quân sự

Là một trong những cách tính toán thuộc hệ tâm linh được nhiều người tin tưởng, chiêm tinh học được áp dụng rộng rãi vào quân sự và đặc biệt là tại thời kỳ đất nước còn loạn lạc. Do đó, ta có thể thấy ứng dụng chủ yếu và phổ biến nhất của thuật chiêm tinh vào quân sự chính là dự đoán khí tượng và chiến sự, từ đó góp phần mang lại lợi thế cho nước nhà.

Lấy một dẫn chứng cụ thể nhất chính là trong “Tam quốc diễn nghĩa” đã ghi chép lại một sự việc hào hùng khi Gia Cát Lượng quan sát thiên văn, áp dụng chiêm tinh học một cách chính xác nhất để đưa ra dự đoán thời tiết sẽ mưa tầm tã. Qua đó, có lợi thế lớn chiến thắng được Ngụy mà không cần đánh lớn.

Chiêm tinh học với sự hưng suy của Quốc Vận

Các nhà chiêm tinh tại Trung Quốc đã mất khá nhiều thời gian để có thể quan trắc cũng như đúc kết ra được nhiều kinh nghiệm đối với lợi ích của chiêm tinh học trong vận nước. Do đó, cũng có thể hiểu vì sao họ lại coi trọng tinh tượng và mặt lợi của nó là gì, hãy cùng tham khảo các hạng mục ngay bên dưới.

Chiêm tinh học đối với quốc vận – Trung Thai Thường Xích

Trung Thai Thường Xích với cách dịch nghĩa dễ hiểu nhất chính là sự chia rẽ và tổn thất của một vương triều vì sao Trung Thai thường sẽ phân li mà do đó, hai tướng quốc không được xếp ở gần cạnh nhau vì khả năng cao mang lại không khí thiếu hoà hợp cũng như một quốc không thể lập nổi tể tướng. Mà lý do cuối cùng vẫn chính là Trời và Người không thể nào tương thích.

Ngoài ra, người ta không chỉ quan sát chiêm tinh học để dự đoán thời tiết mà còn dựa vào sự biến đổi của các tinh tượng, xem nó là một công cụ tính toán hiệu quả để nhận định cát hung của quốc gia. Từ đó tránh những tổn thất không đáng có.

Chiêm tinh học được áp dụng rộng rãi vào thế vận
Chiêm tinh học được áp dụng rộng rãi vào thế vận

Ngũ đức chung thuỷ có nghĩa là gì?

Việc dùng ngũ hành sinh khắc trong chiêm tinh học để suy đoán cát hung của con người đã là một việc quá đỗi phổ biến với các nhà chiêm học xưa, tuy nhiên đây mới chính là khởi đầu cho quy luật vận hành tâm linh. Một điều đáng nói nữa với sự hưng suy của Quốc vận là người xưa còn dùng để thay đổi vận mệnh triều đại, và đó cũng chính là ý nghĩa của ngũ đức chung thủy.

Theo như thuyết Trâu Diễn thời Chiến quốc, người xưa cho rằng số phận hung cát phúc hoạ của một triều đại đều là do ngũ hành sinh khắc chuyển dịch tuần hoàn, tức là phải tuân theo một nguyên lý nào đó. Điều này cũng có nghĩa là mỗi một đế quốc phải chịu sự chi phối và số mệnh phải hoàn toàn dựa vào một hành nào đó trong ngũ hành.

Thuyết ngũ hành bao gồm nhiều ý nghĩa rộng rãi 
Thuyết ngũ hành bao gồm nhiều ý nghĩa rộng rãi

Kết luận

Chiêm tinh học là một trong những nguyên lý ngũ hành thuộc hệ tâm linh được người xưa tìm thấy và được áp dụng rộng rãi hiện nay. Ngoài ra, nhân loại phải phát huy hết tiềm lực của mình để khai thác ra những thứ mới mẻ cũng như độc lạ của vũ trụ, từ đó giúp cuộc sống dễ dàng được giải quyết bởi thế lực tâm linh huyền bí.

Xem nhiều nhất