Sao Hải Vương được biết đến là hành tinh trong 8 hành tinh chạy xung quanh Mặt Trời. Chính vì vậy, nó nhận được rất nhiều sự quan tâm đến từ các nhà thiên văn học. Sự thú vị của hành tinh này được khám phá ngày càng nhiều qua mỗi năm, nhưng đó chưa phải là tất cả. Con người vẫn muốn khám phá hành tinh này được nhiều hơn nữa, và chắc chắn Hải Vương tinh cũng đang còn nhiều sự thật chưa được phơi bày.
Sao Hải Vương đã hình thành như thế nào?
Hành tinh này còn được gọi với cái tên Hải Vương tinh. Nó là một trong 8 hành tinh đang xoay quanh Mặt Trời. Từ khi phát hiện ra hành tinh này, người ta đã bắt tay vào khám phá quá trình hình thành của nó. Để khám phá được sự hình thành của nó, các nhà khoa học và thiên văn học đã phải thu thập bụi tinh vân từ hành tinh này, kết hợp cùng với các thuyết tiến hóa của hệ Mặt Trời để cho ra một con số ước chừng về tuổi của sao Hải Vương.
Người ta đã tìm hiểu về Hải Vương tinh từ kịch bản thuyết tiến hóa mang tên Nice model. Đây là một kịch bản mô phỏng lại quá trình hình thành nên hệ Mặt Trời. Thông qua suy luận, người ta phỏng đoán rằng Hải Vương tinh khi hình thành đã nằm rất gần Mặt Trời. Tuy nhiên sau này, do sự tác động của vũ trụ mà nó đã trôi đi ra xa hơn và trở thành hành tinh xa nhất như hiện nay.
Người ta còn cho rằng Mặt Trời chính là một cục bụi khổng lồ, dần dần kết tinh lại với nhau và trở thành trung tâm của một hệ hành tinh. Bên cạnh đó, các bụi tinh vân của Mặt Trời (phần thừa ra) vẫn tiếp tục kết lại với nhau và tạo ra các hành tinh khác, trong đó có sao Hải Tinh. Dần dần, các hành tinh “con” này tự tích tụ các vật chất và có lực hấp dẫn riêng.
Sao Hải Vương được phát hiện bởi ai?
Vào năm 1613, Hải Vương tinh đã được quan sát và phát hiện bởi Galileo Galilei, dù vậy, nhà khoa học này đầu tiên đã nghĩ rằng Hải Vương tinh là một ngôi sao trong thiên hà bao la. Bởi chuyển động của hành tinh này nhìn chung là quá nhỏ, khó có thể phát hiện và phân tích sâu được. Và điều đã giúp các nhà khoa học nhận ra Hải Vương là một hành tinh chính là nhờ vào sao Thiên Vương – Uranus.
Họ đã tính toán và phân tích sao Thiên Vương, sau đó nhận thấy hành tinh này không theo mô hình hành tinh mà họ định nghĩa trước đó. Thiên Vương tinh có một quỹ đạo nhiễu loạn, chính nó đã khiến Hải Vương tinh bị ảnh hưởng. Nhờ vậy, các nhà khoa học đã nhìn lại hành trình của Hải Vương và kết luận rằng nó chính là một hành tinh chưa được khám phá.
Điều đặc biệt ở đây chính là sao Hải Vương lại được khám phá và khẳng định là hành tinh nhờ vào các phép tính toán học. Các nhà thiên văn học đã dự đoán vị trí của nó bằng các phép toán, dự đoán tọa độ. Cuối cùng, dưới sự kết hợp của hai nhà khoa học Urbain Le Verrier và Johann Galle, tọa độ chính xác của Hải Vương tinh đã được khám phá. Chính nhà thiên văn Galle cũng là người đã đặt tên tiếng Anh cho sao Hải Vương – Janus.
Khoảng cách, kích thước và khối lượng của Hải Vương
Sao Hải Vương chính là một hành tinh được xem là thú vị nhất trong quá trình các nhà thiên văn tìm kiếm và phân tích nó. Bởi quỹ đạo của hành tinh này rất nhỏ, các đặc điểm của nó cũng không tuân theo quy luật bình thường. Để tính ra khoảng cách và kích thước, các nhà khoa học đã phải sử dụng rất nhiều chất xám.
Khoảng cách từ Hải Vương đến Mặt Trời
Vì các hành tinh trong hệ Mặt Trời đều xoay quanh trung tâm này, nên khoảng cách của các hành tinh sẽ được tính từ chính nó đến Mặt Trời. Vào năm 1930, khi Hải Vương tinh được công nhận là một hành tinh, nó đã được gắn với danh xưng hành tinh xa Mặt Trời nhất. Cùng năm đó, sao Diêm Vương xuất hiện, soán ngôi của Hải Vương tinh. Sao Diêm Vương trở thành hành tinh có khoảng cách xa nhất.
Sau đó 76 năm, Hải Vương tinh đã từ vị trí thứ hai trở về ngôi vị đầu bảng, bởi sao Diêm Vương khi ấy đã bị loại khỏi Thái Dương hệ, quỹ đạo của nó dần lệch tâm và được xác định đây chính là một hành tinh lùn. Nhờ vậy, sao Hải Vương lại tiếp tục trở thành hành tinh đứng xa nhất, đi kèm là nhiệt độ cực lạnh của nó.
Cụ thể khoảng cách của Hải Vương tinh chính là 2,8 tỷ dặm hay dễ hiểu hơn là 4,5 tỷ km. Còn một đơn vị để tính khoảng cách nữa là AU – một đơn vị sử dụng trong thiên văn học. Khoảng cách từ Hải Tinh đến Mặt Trời là 30,1 AU. Còn khoảng cách từ Hải Tinh đến Trái Đất sẽ là 29,4 AU. Quy đổi từ AU sang km thì 1AU – 150 triệu km. Tính theo tốc độ ánh sáng thì cần 4 tiếng đồng hồ để ánh sáng của Hải Vương đến được Trái Đất.
Hải Vương tinh có khối lượng bao nhiêu?
Trong hệ Mặt Trời, sao Hải Vương được tính là hành tinh có khối lượng lớn thứ ba. Cụ thể là 1,0243 * 1026 kg. Như vậy, khối lượng của Hải Vương tinh sẽ gấp 17 lần so với Trái Đất. Nếu so sánh với sao Mộc, Hải Vương lại chỉ bằng 1/19.
Sao Hải Vương gần giống với Thiên Vương tinh, trong đó khí quyển chiếm 5 – 10% trên tổng khối lượng và chiều dày của nó từ 10 – 20% bán kính của hành tinh. Được biết, áp suất của Hải Vương gấp 100.000 lần áp suất khí quyển tại Trái Đất. Bên trong lỗi của sao Hải Vương bao gồm nhiều thành phần như sắt, silicat, nikel và khối lượng của các thành phần này bằng 1,2 lần khối lượng của Trái Đất.
Kích thước của Hải Vương tinh
Trong 8 hành tinh thuộc hệ Thái Dương, kích thước của Hải Vương tinh thuộc dạng lớn khi nó xếp thứ 4. Theo tính toán của các nhà khoa học, Hải Vương tinh có bán kính là 15,387 dặm tại xích đạo hay còn là 24,764km. Nếu so sánh với Trái Đất, có thể thấy Hải Vương rộng hơn hành tinh của chúng ta gấp 4 lần. Trải sao này trên một bề mặt thì diện tích của nó sẽ lên tới 7,6183* 109km2.
Quỹ đạo của sao Hải Vương
Hải Vương tinh là một trong những hành tinh được xếp hạng trong nhiều góc độ nhất. Quỹ đạo của hành tinh này theo như theo dõi của các nhà thiên văn học thì quỹ đạo của nó là dài nhất trong hệ Thái Dương. Để đi quanh Mặt Trời được duy nhất một vòng, hành tinh Hải Vương phải mất đến tận 165 năm tính theo giờ Trái Đất.
Dù vậy, lại có một điều rất ngược đó chính là một ngày của sao Hải Vương chưa đến 16 giờ tính theo giờ Trái Đất. Như vậy, nếu bạn sống trên hành tinh này, một ngày sẽ trôi qua rất nhanh, bằng một nửa ngày trên hành tinh xanh.
Liệu có thể sống được trên Hải Vương tinh?
Câu hỏi này đã được các nhà khoa học đặt ra từ hàng chục năm về trước. Để một hành tinh có thể duy trì được sự sống thì cần rất nhiều yếu tố như cấu trúc, khí quyển, đặc biệt là nước.
Hải Vương tinh có cấu trúc thế nào?
Khí quyển của hành tinh này là 5 – 10% trên tổng khối lượng ở vỏ ngoài, khi sâu vào phần lõi, khí quyển là 10 – 20%, Trong đó, áp suất của Hải Vương cực cao, khoảng 100.000 lần nếu so sánh với Trái Đất. Trên lớp phủ của Hải Vương tinh, các nhà khoa học đã tìm thấy nồng độ Metan, Amoniac và nước. Trong lõi của hành tinh này, có sắt, niken và silicat, nặng gấp 1,5 lần Trái Đất (chỉ tính riêng lõi của sao Hải Vương).
Nước trên sao Hải Vương
Điều đặc biệt là hành tinh này thực sự có nước. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không thể sử dụng được nếu có lên được nơi này. Với nhiệt độ quá lạnh, toàn bộ nước trên hành tinh đã bị “đóng đá”. Như vậy, toàn bộ hành tinh sẽ như một quả cầu băng vô cùng lạnh giá.
Khí hậu trên hành tinh này
Có lẽ con người sẽ không thể nào sống được trên hành tinh này đâu, khi mà khí hậu của nó lạnh tới -214 độ C. Toàn bộ khí quyển của nó cũng là hydro, heli và metan, tạo ra màu xanh lam cho Hải Vương tinh. Và nếu cho một vật thể lên hành tinh này, khá chắc nó sẽ không thể chịu được sức gió tại đây. Tại vị trí xích đạo, gió trên Hải Vương tinh lên tới 2160km/giờ, sẵn sàng thổi bay tất cả mọi vật cản xuất hiện trên bề mặt hành tinh này.
Với những yếu tố trên, có thể khẳng định rằng sao Hải Vương hoàn toàn không có sự sống. Mọi thứ của nó đều chống lại sự tồn tại của vật chất, có nước nhưng ở dạng băng, khí quyển không có oxi, chỉ vậy đã đủ để hành tinh này trở thành một nơi “bất khả xâm phạm”.
Tìm hiểu về vành đai của sao Hải Vương
Vành đai của một hành tinh chính là tất cả các hạt nhỏ, bụi tinh vân bay quanh hành tinh đó. Và hành tinh Hải Vương cũng có vành đai, không những thế nó còn có đến 5 vành đai xung quanh mình. Các vành đai của Hải Vương tinh có đặc điểm là mờ nhạt, mật độ không cao và màu tối, khó quan sát. Tên của các vành đai này được đặt theo tên của những nhà khoa học đã khám phá ra Hải Vương tinh.
- Vành đai sáng nhất, rõ nhất là Adams Ring, vành đai này có độ rộng là 35km.
- Vành đai thứ 4 từ trong ra có tên Arago Ring, bề rộng của nó lên đến 100km.
- Vành đai thứ ba có chiều ngang rộng hơn nữa, lên tới 4.000km và có tên là Lassell Ring.
- Vành đai thứ hai có vầng hào quang phát sáng và được đặt tên theo nhà khoa học Le Verrie Ring. Vành này khá nhỏ, với diện tích khoảng 113km.
- Vành đai cuối cùng chính là Galle Ring, cực kỳ rộng với diện tích 2.000km.
Kết luận
Tìm hiểu về vũ trụ luôn là điều thú vị mà nhiều nhà khoa học luôn hướng đến. Hải Vương tinh – một trong 8 hành tinh xoay quanh Mặt Trời đã được phát hiện và trở thành một trong những hành tinh thú vị nhất. Mong rằng các đặc điểm về sao Hải Vương trong bài viết trên đã cho bạn những thông tin thiên văn thú vị nhất.