Sinh vật và con ngườiSao Thủy và những sự thật thú vị bạn đã biết hay...

Sao Thủy và những sự thật thú vị bạn đã biết hay chưa?

Sao Thủy (Thủy Tinh) là một trong tám hành tinh nằm trong hệ Mặt Trời. Là hành tinh nằm gần với Mặt Trời nhất, nhưng Thủy Tinh không phải nơi nóng nhất trong số tám hành tinh thuộc dải ngân hà. Vậy đặc điểm của hành tinh này ra sao, những điều thú vị về nơi này là gì, hãy cùng khám phá qua các thông tin dưới đây.

Sao Thủy là hành tinh như thế nào?

Sao Thủy là hành tinh có kích thước nhỏ nhất trong số tám hành tinh xoay quanh Mặt Trời. Xét theo khoảng cách từ gần đến xa so với Mặt Trời, Thủy Tinh là hành tinh đứng đầu tiên, kế theo đó là sao Kim và đến Trái Đất của chúng ta.

Cũng nhờ vị trí gần Mặt Trời và được chiếu sáng, từ Trái Đất các nhà khoa học cũng có thể sử dụng kính viễn vọng để quan sát hành tinh sao Thủy. Thủy Tinh được xếp vào nhóm bốn hành tinh đất đá, bao gồm cả Kim Tinh, Hỏa Tinh và Trái Đất.

Thủy Tinh có tên khoa học là Mercury. Cái tên này xuất phát từ tên của một vị thần liên lạc và truyền thông tin nhanh nhất trong La Mã cổ đại. Điều này cũng là do Thủy Tinh là hành tinh bé nhất và có quỹ đạo xoay nhanh nhất. Hành tinh này đã hình thành và tồn tại trong thái dương hệ được khoảng 4,6 tỷ năm.

Sao Thủy là một hành tinh không có bầu khí quyển, vậy nên nó không thể giữ lại nhiệt lượng ổn định mà thay đổi liên tục giữa đêm và ngày. Vào ban đêm, nhiệt độ trên hành tinh này là 100K tương ứng với -173 độ C và con số này tăng lên gấp 7 lần khi chuyển sang ngày, 700K – 427 độ C.

Thủy Tinh nằm giữa Mặt Trời và Kim Tinh
Thủy Tinh nằm giữa Mặt Trời và Kim Tinh

Đặc điểm cấu trúc của hành tinh Mercury

Là hành tinh nhỏ nhất, sao Thủy có bán kính quỹ đạo là 2.439,7km, to hơn một chút xíu so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khoảng cách đến Mặt Trời là 57.909.227km. Tổng diện tích bề mặt Thủy Tinh đo được là 74.797.000km2 với trọng lượng lên tới 3,285E23kg.

Sao Thủy được cấu tạo gồm hai thành phần chính: 70% là kim loại, 30% còn lại là silicat. Khối lượng riêng của hành tinh này đứng thứ hai trong hệ Mặt Trời, chỉ sau Trái Đất với số liệu trung bình đo được là 5,427g/cm3. Do khối lượng riêng cao mà vùng lõi có kích thước lớn hơn và chứa nhiều sắt hơn.

Các nhà địa chất sau khi tiến hành nghiên cứu đã ước tính rằng lõi Thủy Tinh chiếm đến 42% tổng thể tích của ngôi sao hành tinh này. Một vài phỏng đoán trong các nghiên cứu gần đây thì cho rằng lõi Mercury là lõi nóng chảy.

Nhiệt độ bề mặt sao Thủy liên tục thay đổi do hành tinh này không có bầu khí quyển. Dù gần quả cầu lửa nhất, nhưng theo các nhà khoa học, Thủy Tinh không phải hành tinh nóng nhất trong thái dương hệ mà là Kim Tinh. Không giống nhiều hành tinh khác, Mercury không có vành đai hay mặt trăng riêng.

Cấu trúc bên trong của Mercury
Cấu trúc bên trong của Mercury

Quỹ đạo của sao Thủy so với các hành tinh khác

Thủy Tinh chính là hành tinh ngôi sao xoay nhanh nhất trong tất cả các hành tinh thuộc thái dương hệ do ảnh hưởng từ trọng lực của Mặt Trời. Nếu lấy các ngôi sao cố định để quy chiếu, trong hai chu kỳ xoay quanh Mặt Trời thì Thủy Tinh đã xoay được 3 vòng quanh trục của nó.

Không một hành tinh nào trong dải ngân hà có thể so sánh được với hành tinh này về tốc độ bay lên tới 180.000km/h. Quỹ đạo bay của sao Thủy được coi là một hình elip khổng lồ cực hẹp với bán kính trục chính là 70km, lớn hơn nhiều so với bán kính trục phụ chỉ 46km.

Do một vòng quay xung quanh Mặt Trời của Thủy Tinh chỉ mất 88 ngày, do vậy mà một năm trên Trái Đất chúng ta chỉ rút gọn lại bằng gần 3 tháng trên sao Thủy. Thời gian quay quanh trục của ngôi sao này cũng chỉ mất khoảng 2 tháng trên Trái Đất.

So với Trái Đất, mặt phẳng quỹ đạo quay của hành tinh này nghiêng 7 độ với độ nghiêng trục quay gần như bằng 0. Con số này nhỏ hơn rất nhiều so với sao Mộc là hành tinh thứ hai có độ nghiêng trục quay nhỏ chỉ bằng 3,1 độ.

Mercury có quỹ đạo xoay nhanh nhất
Mercury có quỹ đạo xoay nhanh nhất

Con người khám phá được gì về địa hình Thủy tinh? 

Là một trong bốn hành tinh đất đá, Thủy Tinh có bề mặt rắn và bao phủ đầy rẫy bởi đá và có thể có các miệng núi lửa. Việc hình thành núi lửa là do sự va chạm giữa sao chổi hoặc thiên thạch khổng lồ với bề mặt của hành tinh này.

Dù có địa hình giống với kiểu Trái Đất nhưng không có bằng chứng nào từ trước tới giờ cho thấy sao Thủy có tồn tại sự sống. Điều này có thể là do biên độ chênh lệch nhiệt lượng quá lớn giữa đêm và ngày trên hành tinh này.

Bề mặt Thủy Tinh giống với Mặt Trăng gồm các đồng bằng, các hố va chạm lớn do thiên thạch gây ra và bằng chứng của núi lửa. Phân bổ khắp trên bề mặt của Thủy Tinh là một loại từ trường đáng chú ý, nó đủ mạnh để làm chệch đi hướng gió Mặt Trời thổi tới và tạo thành từ quyển.

Đặc điểm đồng bằng trên Thủy Tinh

Trên hành tinh sao Thủy có hai dạng đồng bằng khác nhau chủ yếu là đồng bằng trơn phẳng và đồng bằng liên miệng núi lửa. Những đồng bằng liên miệng núi lửa thường bị làm mờ đi bởi các hố va chạm với đường kính dưới 30km. Những đồng bằng trơn phẳng thì có hình dáng tương tự “biển” trên Mặt Trăng.

Cắt ngang qua những vùng đồng bằng này chính là các vách núi đá, tạo nên đặc điểm khác thường trên bề mặt sao Thủy. Nguyên nhân là do khi lõi hành tinh bị lạnh dẫn đến lớp vỏ co vào, địa hình bề mặt sẽ bị biến dạng, thường là do sụt xuống và tạo thành các vách đá.

Các hố va chạm trên sao Thủy hình thành như thế nào?

Các hố va chạm trên bề mặt Thủy Tinh có đường kính lên tới hàng trăm kilomet do kích thước khổng lồ của các thiên thạch va chạm. Sau quá trình phong hóa bởi gió, Mặt Trời hay những thiên thạch nhỏ, các hố này chỉ còn lại những dấu vết mờ. Đây được coi là đặc điểm cổ nhất tồn tại trên bề mặt của sao Thủy.

Theo ảnh chụp từ vệ tinh ghi lại, trên bề mặt của ngôi sao hành tinh này hiện đang có khoảng 46 lòng chảo va chạm. Hố va chạm có kích thước lớn nhất trên Thủy Tinh được ghi nhận là bồn địa Caloris có đường kính lên tới 1.550km với một bờ vành cao 2km quanh hố do dung nham phun trào.

Bề mặt bao phủ bởi các hố va chạm của sao Thủy
Bề mặt bao phủ bởi các hố va chạm của sao Thủy

Có núi lửa trên sao Thủy hay không?

90% số mô vụn núi lửa đã được tìm thấy trong các hố va chạm. Đó chính là bằng chứng cho thấy có các luồng mạt vụn núi lửa đã phun ra từ những vùng núi lửa thấp đã hoạt động trên bề mặt Thủy Tinh trong một khoảng thời gian dài.

Không chỉ có những miệng núi lửa riêng lẻ, trên sao Thủy còn có bằng chứng cho các hệ thống núi lửa kép. Đó là do các hố va chạm xếp chồng lên nhau với đường kính mỗi miệng hố lên tới 8km. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, những hệ thống núi lửa kép này đã có thâm niên lên tới 1 tỷ năm.

Đến nay, chưa có sự khẳng định nào rõ ràng từ giới khoa học cho việc liệu tìm thấy núi lửa trên hành tinh này. Tuy nhiên, NASA vẫn tin tưởng vào giả thuyết rằng các núi lửa có liên quan đến sự hình thành của sao Thủy.

Sự thật thú vị bạn chưa biết về sao Thủy

Trong hàng triệu năm qua, từ thời xa xưa đến khi cuộc sống có sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, con người đã có thể khám phá nhiều hơn về các hành tinh trong hệ Mặt Trời, bao gồm cả sao Thủy. Hãy để bài viết bật mí cho bạn những điều hấp dẫn liên quan tới hành tinh nhỏ nhất hệ Mặt Trời này ngay sau đây.

Thủy Tinh chứa hàm lượng sắt khổng lồ

Sao Thủy chính là hành tinh có chứa nhiều sắt nhất trong số tám hành tinh của thái dương hệ. Như đã nói ở trên, do cấu trúc đặc biệt và các đặc điểm khác liên quan, Thủy Tinh có chứa hàm lượng sắt cực lớn trong lõi hành tinh, chiếm đến 5% vòng bán kính của ngôi sao này.

Bề mặt sao Thủy lồi lõm giống Mặt Trăng

Rất nhiều người ví Thủy Tinh và Mặt Trăng giống nhau về bề mặt khi quan sát. Cả hai bề mặt của hai hành tinh này đều lởm chởm các hố to nhỏ và bao phủ bởi lớp bụi của dung nham khô. Trên bề mặt hành tinh này cũng có các vết nứt lớn và kéo dài đến 1.000km.

Trên bề mặt sao Thủy tồn tại băng giá

Hẳn bạn sẽ rất bất ngờ với sự thật này, bởi đây là hành tinh nằm gần Mặt Trời nhất. Không những không phải hành tinh nóng nhất trong thái dương hệ, con người còn khám phá ra được trên bề mặt của hành tinh này có tồn tại băng giá. Hai cực của sao Thủy lạnh và tối, do vậy có thể giữ nước ở dạng băng.

Nguyên do ban đầu mà các nhà khoa học chỉ ra rằng các thiên thạch và sao chổi khi va chạm mạnh với Thủy Tinh đã đem nước tới hành tinh này. Số khác thì cho rằng trên địa hình Mercury đã có nước ngay từ ban đầu.

Trên sao Thủy không có các mùa

Điều này cũng rất dễ hiểu bởi sự thay đổi nhiệt độ lớn giữa ngày và đêm trên hành tinh này. Do tầng khí quyển bao bọc sao Thủy rất mỏng, dường như coi là không có, vì vậy chúng không thể giữ nhiệt, dẫn đến không thể có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông giống như ở trên Trái Đất.

Rất khó để có thể tiếp cận sao Thủy

Bạn nghĩ rằng, với máy móc hiện đại tối tân như ngày nay, con người có thể khám phá bất cứ hành tinh nào trong hệ Mặt Trời. Tuy nhiên, việc tiếp cận sao Thủy là một điều hết sức khó khăn. Trong lịch sử chỉ mới có duy nhất hai con tàu chinh phục hành tinh này vào năm 1975 và 2004.

Vẫn còn nhiều điều chưa thể khám phá về sao Thủy
Vẫn còn nhiều điều chưa thể khám phá về sao Thủy

Tổng kết

Bài viết trên đây đã tổng hợp những thông tin chi tiết nhất về đặc điểm liên quan tới sao Thủy – một trong tám hành tinh đầy bí ẩn trong hệ Mặt Trời, cũng như rất nhiều những sự thật thú vị mà con người đã khám phá được về hành tinh này. Nếu bạn là một người yêu thích khoa học thì đừng bỏ qua hành tinh Mercury này nhé.

Xem nhiều nhất