BlogViệt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu có gì đặc...

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Khí hậu có gì đặc biệt?

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào là câu hỏi mà hầu hết ai cũng biết. Việt Nam nằm trong vành đai nhiệt đới với nhiệt độ khá cao, ánh nắng chan hòa cũng như lượng mưa và độ ẩm lớn. Vậy với những đặc điểm đó thì Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào ? Khí hậu Việt Nam phân hóa như thế nào giữa các vùng?  

Vị trí địa lý của Việt Nam

Một trong những yếu tố quyết định không nhỏ đến Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào là vị trí địa lý. Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, tiếp giáp với biển Đông và nằm ở cửa ngõ, được coi là trung tâm khu vực Đông Nam Á. 

Tổng diện tích đất liền là 331.212 km2 và vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1 triệu km2. Do lãnh thổ trải dài hình chữ S nên nước ta tiếp giáp 4 nước trên đất liền và biển Đông. Ngoài ra, biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639km, tiếp giáp Trung Quốc ở phía Bắc, Là và Campuchia ở phía Tây, phía Tây Nam giáp vịnh Thái Lan.

Vị trí địa lý của Việt Nam
Vị trí địa lý Việt Nam

Khoảng cách  Bắc-Nam theo đường chim bay là 1.6500 km. Khu vực miền Trung có eo hẹp, điểm hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây nằm ở Đồng Hới- Quảng Bình với bề ngang chưa tới 50km. Đường bờ biển Việt Nam dài 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, từ Móng Cái- Quảng Ninh đến Hà Tiên không tính bờ biển ven các đảo và quần đảo.

Ngoài vùng nội thủy, Việt Nam có 12 hải lý lãnh hải và 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Vị trí địa lý Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến của bán cầu Bắc gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt nằm ở vị trí tiếp xúc các luồng gió mùa và các luồng sinh vật tạo nên khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và thảm sinh vật phong phú.

Đất nước Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa hoạt động mạnh. Việt Nam có thể chia thành hai đới khí hậu lớn là nhiệt đới gió mùa và nhiệt đới khá điều hòa

Nhiệt đới gió mùa

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa đồng thời nằm ở rìa Đông Nam châu Á, giáp biển Đông. Chính vì vậy Việt Nam bị chịu ảnh hưởng nhiều của khí hậu gió mùa.

Đất nước Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?
Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Đặc điểm khí hậu:

  • Nhiệt độ trung bình năm trên 21 độ, lượng mưa quanh năm lớn 1500-2000mm, độ ẩm không khí cao trên 80%
  • Khí hậu Việt Nam phân hóa mạnh mẽ theo không gian và thời gian hình thành nên các miền khí hậu khác nhau. Khí hậu nước ta biến động mạnh theo năm, có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm ít bão, năm nhiều bão,…
  • Vào mùa đông thường ít mưa và khô lạnh. Đến mùa hè khí hậu lại trở nên nóng ẩm, mưa nhiều và thường có bão.
  • Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 và có gió mùa hạ thổi. Trong mùa mưa có những tháng mưa tập trung và có cường độ mạnh hơn.
  • Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có gió mùa đông  lạnh khô

Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có ánh nắng chan hòa, lượng mưa tương đối nhiều, độ ẩm cao. Khí hậu lý tưởng không quá nóng hay quá lạnh nhưng vẫn có những nét đặc trưng của vùng miền.

Ở một số nơi gần chí tuyến hoặc vùng cao mang tính chất ôn đới, đới khí hậu nhiệt đới gió mùa biểu hiện rõ ở miền Bắc (từ đèo Hải Vân trở ra). Ở miền Bắc, 4 mùa xuân-hạ-thu-đông có những nét rõ rệt. Ngoài ra miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc từ châu Á tới và gió mùa Đông Nam.

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào – Nhiệt đới khá điều hòa? 

Khí hậu nhiệt đới biểu hiện nổi bật ở miền Nam, từ đèo Hải Vân trở vào. Tại miền Nam, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa nên khí hậu nhiệt đới khá điều hòa, chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa

Nhiệt độ trong ngày thay đổi theo thời gian: nóng vào ban ngày và lạnh dần vào ban đêm.

Các kiểu khí hậu khác

Ngoài 2 kiểu khí hậu chính, Việt Nam còn có nhiều vùng tiểu khí hậu thể hiện rõ rệt ở Lào Cai, Lai Châu, Lâm Đồng, Sơn La:

  • Khí hậu ôn đới tại Sa Pa (thuộc tỉnh Lào Cai), Đà Lạt ( Lâm Đồng)
  • Khí hậu lục địa tại các tỉnh Lai Châu và Sơn La.

Các miền khí hậu tại Việt Nam được phân chia như thế nào?

Khí hậu Việt Nam phân hóa rõ ràng giữa 3 miền Bắc, Trung, Nam. Trong khi miền Bắc và Bắc Trung Bộ mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm thì miền Trung và Nam Trung Bộ là khí hậu cận nhiệt đới gió mùa còn miền cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ lại mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới Xavan. Vậy Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào?

Miền Bắc

Miền Bắc
Các miền khí hậu Việt Nam

Miền Bắc Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Bao gồm lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn, mang khí hậu cận nhiệt đới ẩm với đặc điểm là sự mất ổn định thời gian bắt đầu- kết thúc các mùa về nhiệt độ. Vùng Đông Bắc bao gồm đồng bằng Bắc Bộ và vùng đồi núi tả ngạn sông Hồng với đặc điểm khí hậu gió mùa ẩm. 

Đây là vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới vào mùa hè và ít chịu ảnh hưởng của gió Lào. Vùng Tây Bắc Bộ gồm vùng núi từ hữu ngạn sông Hồng đến dãy Hoành Sơn. Khu vực này nhờ dãy Hoàng Liên Sơn chắn gió nên khí hậu có phần ấm hơn Đông Bắc. 

Tại miền núi, hướng phơi của sườn đóng vai trò quan trọng trong trong  chế độ nhiệt- ẩm. Sườn đón gió có lượng mưa lớn trong khi sườn chắn gió phía Tây tạo điều kiện kèm theo đón gió ‘Phơn” được hình thành khi có khối khí thổi

Miền Trường Sơn

Chủ yếu là lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoàng Sơn đến Mũi Dinh, đặc trưng bởi khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu miền Trường Sơn có mùa mưa và mùa khô không diễn ra cùng thời gian với hai miền khí hậu còn lại. Hè, khi cả nước có lượng mưa lớn nhất thì miền khí hậu này lại đang ở thời kì khô hạn nhất.

Miền khí hậu Trường Sơn có đặc điểm điển hình của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Vùng Bắc Đèo Hải Vân có mùa đông ít mưa hơn miền khí hậu phía Bắc đồng thời mùa hè chịu tác động của gió Lào. Mùa động, thời tiết trở lạnh do gió mùa Đông Bắc tác động kèm mưa nhiều.

Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ bắt đầu từ Đà Nẵng đến  Bình Thuận có nền nhiệt cao hơn và cũng chịu ảnh hưởng của đợt lạnh mùa đông tuy nhiên không nhiều và thời gian ngắn. Vùng này còn chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng tạo nên mùa khô lâu hơn.

Miền Nam Việt Nam 

Miền Nam Việt Nam 
Khí hậu miền Nam

Miền Nam bao gồm vùng lãnh thổ Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới gió mùa Xa Van chia làm 2 mùa chính là mùa khô và mùa mưa. Nhiệt độ nóng quanh năm, biên độ nhiệt rất nhỏ so với khu vực Bắc Bạch Mã. Mùa khô kéo dài và nóng hơn, khí hậu ít thay đổi.

Vùng Biển Đông 

Mang đặc điểm của nhiệt đới mùa hải dương. Vùng Biển Đông thường có dãy lốc xoáy đi từ Thái Bình Dương vào, tạo thành những cơn bão lớn.

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến khí hậu nước ta

Sau khi đã biết Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Vậy có các yếu tố nào ảnh hưởng đến khí hậu nước ta? 

Đặc điểm vị trí địa lý và hình dạng lãnh thổ

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi có hai lần mặt trời lên thiên đỉnh nên có góc nhập xạ lớn, nền nhiệt độ cao. Càng tiến dần về phía Nam thì càng gần xích đạo nên nhiệt độ càng cao.

Việt Nam có dạng hình chữ S, hẹp ngang và trải dài trên nhiều vĩ tuyến. Sự chênh lệch về vĩ độ chính là cơ sở của sự phân hóa khí hậu, nhiệt độ Bắc-Nam. Theo quy luật, vĩ độ càng cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm và biên độ nhiệt năm tăng dần.

Địa hình

Nước ta có ¾ diện tích là đồi núi trong đó 85% diện tích địa hình thấp dưới 100m, 14% diện tích núi trung bình, 1% diện tích núi cao. Dưới sự ảnh hưởng của độ cao lên nhiệt độ: cứ lên cao 100m, nhiệt độ giảm 0,5-0,6 độ C. Khi lên cao, bức xạ mặt trời tăng nhưng đồng thời bức xạ mặt đất tăng nhanh hơn nên nhiệt độ giảm. Do đó ở vùng núi cao, nhiệt độ trung bình năm thấp hơn đồng bằng. 

Địa hình
Tác động của địa hình

Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào sẽ chịu sự ảnh hưởng của độ cao, độ cao địa hình tạo ra sự phân hóa khí hậu: địa hình càng càng cao thì tính vành đai khí hậu càng phong phú, hình thành nhiều kiểu khí hậu khác nhau.

Ngoài ra hướng của địa hình cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ. 

  • Hướng vòng cung tại các cánh cung Đông Bắc tạo điều kiện cho gió mùa Đông Bắc xâm nhập sâu vào lãnh thổ làm cho vùng này vào mùa đông có nhiều tháng nhiệt độ xuống rất thấp và lạnh nhất cả nước.
  • Hướng Tây Bắc – Đông Nam của dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản gió mùa Đông Bắc tiến vào Tây Bắc làm cho vùng này có mùa đông ngắn và ít lạnh hơn so với Đông Bắc
  • Hướng Tây- Đông của dãy núi Hoành SƠn, Bạch Mã ngăn cả gió mùa Đông Bắc xuống phía Nam là cho nền nhiệt độ phía Nam cao hơn phía Bắc.

Hướng của sườn núi cũng ảnh hưởng đến sự phân hóa nhiệt độ: Sườn phơi nắng có góc nhập xạ lớn và lượng nhiệt cao hơn so với sườn khuất nắng.

Độ dốc địa hình 

Độ dốc địa hình cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ tác động từng vùng của Việt Nam thuộc kiểu cụ thể nào? Độ dốc nơi nào càng nhỏ thì nhiệt độ càng cao và ngược lại. Ngoài ra địa hình còn ảnh hưởng đến biên độ nhiệt trong ngày. Nơi đất trũng ban ngày thường ít gió, nhiệt độ cao hơn, ban đêm khí lạnh trên cao dồn xuống làm giảm nhiệt độ. Do đó nơi đất bằng phẳng có nhiệt độ thay đổi ít hơn nơi đất trũng.

Kết luận 

Bài viết đã giải đáp câu hỏi Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nào? Việt Nam là một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng khí hậu rất đa dạng và có sự khác biệt từ Bắc vào Nam. Chính sự phân hóa khí hậu đa dạng này đã đem lại nguồn sinh vật, thảm thực vật phong phú và phong cảnh đẹp. Hy vọng qua bài viết các bạn sẽ hiểu hơn về đất nước Việt Nam của mình.

Xem nhiều nhất