Thiên văn họcVụ mưa sao băng Quadrantids lớn nhất năm có gì hấp dẫn?

Vụ mưa sao băng Quadrantids lớn nhất năm có gì hấp dẫn?

Quadrantids sẽ là trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2023, và cũng sẽ là một trong những trận mưa sao băng rực rỡ nhất trong năm. Hôm nay hãy chúng tôi khám phá về sự kiện thú vị này qua bài chia sẻ này nhé.

Mưa sao băng Quadrantids có gì thú vị?

Mưa sao băng Quadrantids hàng năm đã bắt đầu vào ngày 26/12/2022, nhưng nó sẽ đạt cực đại vào ngày 2 và 3 tháng 1/2023. Từ tối ngày 2 tháng 1 đến rạng sáng ngày 3 tháng 1, người xem có thể thấy trung bình 80 vệt sao băng mỗi giờ trên bầu trời đêm. Tại đỉnh điểm, có thể lên tới 200 vệt sao băng mỗi giờ.

Có thể bạn quan tâm:

Mưa sao băng Quadrantids có gì thú vị?
Mưa sao băng Quadrantids có gì thú vị?

Mưa sao băng Quadrantids được coi là trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm bởi nó tạo nên những vệt lửa dài sáng hơn những ngôi sao băng thông thường nhìn thấy trên bầu trời đêm. Trận mưa sao băng là kết quả của vệt mảnh vụn của tiểu hành tinh 2003 EH1, được phát hiện vào năm 2003. Người ta tin rằng 2003 EH1 hoặc là một sao chổi đã chết. Mặc dù nguồn gốc của nó mãi đến thế kỷ này mới được phát hiện, mưa sao băng Quadrantids lần đầu tiên được quan sát và ghi nhận vào những năm 1820.

Xem mưa sao băng Quadrantids như thế nào?

Để xem trận mưa sao băng tuyệt đẹp này, mọi người xem nên tìm một nơi ít ô nhiễm ánh sáng nhất có thể và nằm ngửa để nhìn bầu trời nhiều nhất có thể. Theo NASA, mưa sao băng có thể xuất phát từ hướng đông bắc. Mặt trăng sẽ tròn 90% vào thời điểm đó, điều này có thể sẽ che khuất tầm nhìn của một số trận mưa sao băng. Do đó, thời điểm tốt nhất để ngắm sẽ là khi mặt trăng đang trong quá trình lặn. Tùy thuộc vào nơi bạn sống, thời gian đó có thể thay đổi, nhưng Quadrantids sẽ là một trận mưa sao băng rực rỡ nhất năm rất đáng để mọi người theo dõi.

Xem mưa sao băng Quadrantids như thế nào?
Xem mưa sao băng Quadrantids như thế nào?

Theo thành viên của Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), để ngắm được mưa sao băng, tình hình thời tiết ở khu vực quan sát phải đảm bảo. Thời điểm này đang vào mùa đông nên bầu trời nhiều tỉnh thành có thể sẽ nhiều mây, gây trở ngại cho việc ngắm sao. Nếu nơi bạn sống may mắn ít mây vào đêm nay, hãy chọn những nơi bầu trời tối, không gian thoáng đãng và ít bị ảnh hưởng bởi các ánh sáng nhân tạo.

Sao băng thường xuất hiện theo từng đợt nên cần giữ sự tập trung khi quan sát, đặc biệt trong thời gian dài, ít nhất khoảng 1 tiếng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ cần mất khoảng 20 phút để mắt bạn thích nghi với điều kiện hoạt động trong bóng tối khi chiêm ngưỡng mưa sao băng. Cũng cần lưu ý giữ ấm cơ thể khi ở ngoài trời vào ban đêm quan sát sao băng, tránh cảm lạnh.

Người Việt Nam ngắm mưa sao băng Quadrantids

Theo Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA), trong những ngày đầu năm mới, thế giới đón một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm 2022 – Quadrantids. NASA cho biết trận mưa sao băng Quadrantids sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 3.1 và rạng sáng ngày hôm sau. Thông tin từ trang vũ trụ và thiên văn học Space.com cho biết trong số 10 trận mưa sao băng lớn nhất hằng năm, chỉ có hai trận tạo ra hơn 100 sao băng/giờ, bao gồm Quadrantids (tháng 1) và Geminids (tháng 12).

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn và vũ trụ học Việt Nam (VACA) đây là một trận mưa sao băng loại trên trung bình, có nguồn gốc từ những mảnh vụn do sao chổi 2003 EH1 để lại. Các sao băng sẽ có điểm xuất phát lân cận khu vực của chòm sao Bootes. Ông Sơn cho biết thêm, tại Việt Nam vào đêm nay và rạng sáng mai bầu trời không có trăng sẽ là điều kiện rất thuận lợi để có thể ngắm mưa sao băng này trên khắp cả nước. Ở những nơi có điều kiện thời tiết tốt (không mây hoặc mưa), người yêu thiên văn có thể dễ dàng quan sát được hiện tượng này mà không cần bất kỳ một dụng cụ hỗ trợ nào.

Người Việt Nam ngắm mưa sao băng Quadrantids
Người Việt Nam ngắm mưa sao băng Quadrantids

Có thể bạn quan tâm:

Người dân có thể chọn những nơi có góc nhìn tốt thấy được bầu trời rộng, thêm vào đó là sự kiên nhẫn. Tại Việt Nam, đỉnh mưa sao băng Quadrantids có thể đạt 20 – 30 sao băng/giờ”, ông Sơn thông tin. Anh Nguyễn Trần Tấn (25 tuổi, TP.HCM) cho biết anh là người yêu thiên văn nên và sẽ lên sân thượng của chung cư để ngắm. Tuy nhiên tình hình thời tiết chiều nay không thuận lợi khiến anh có chút lo lắng. “Mong là tối sẽ đỡ hơn chứ tình hình coi bộ hơi khó. Một năm có một trận mưa sao băng lớn vậy mà không ngắm được thì cũng tiếc”, anh Tấn chia sẻ.

Trên đây là tổng hợp thông tin về mưa sao băng Quadrantids thu hút nhiều sự chú ý từ đông đảo người dân. Mong rằng bài viết này hữu ích đối với bạn đọc nhé.

Xem nhiều nhất