Thiên văn họcNgắm mưa sao băng Leonids cực đại, vô cùng tuyệt đẹp

Ngắm mưa sao băng Leonids cực đại, vô cùng tuyệt đẹp

Mưa sao băng Leonids đạt cực đại vào đêm 17.11 với tối đa 15 ngôi sao băng có thể quan sát được mỗi giờ cho đến rạng sáng 18.11, theo các chuyên gia. Xem chi tiết tại bài chia sẻ này.

Nguồn gốc mưa sao băng Leonids

Leonids thường là một trong những trận mưa sao băng hàng năm nổi bật với những sao băng nhanh, sáng liên quan đến sao chổi 55P/Tempel – Tuttle.

Có thể bạn quan tâm:

Mưa sao băng Leonids diễn ra vào tháng 11, khi Trái đất đi qua vùng có những mảnh vỡ từ sao chổi 55P/Tempel – Tuttle.

Theo NASA, các mưa sao băng Leonids được coi là một trong số những thiên thể nhanh nhất được biết đến, di chuyển với tốc độ tới 71km mỗi giây. Tên của hiện tượng mưa sao băng tháng 11 là Leonids xuất phát từ vị trí xuất hiện quanh chòm sao Leo (Sư Tử).

Mưa sao băng Leonids nhìn từ vũ trụ năm 1997.
Mưa sao băng Leonids nhìn từ vũ trụ năm 1997.

Điều khiến trận mưa sao băng Leonids năm nay trở nên đặc biệt là xuất hiện chỉ vài ngày trước ngày trăng tròn của tháng 11 – trăng hải ly (ngày 19.11). Ngày trăng tròn cũng là thời điểm có nguyệt thực một phần dài nhất thế kỷ 21.

Mưa sao băng Leonids năm 2021 đạt cực đại chỉ vài đêm trước khi trăng tròn. Điều này có nghĩa là Mặt trăng sáng, gần tròn chiếu sáng bầu trời đêm khiến một số sao băng nhỏ mờ hơn khó quan sát được. Dù vậy, người yêu thiên văn vẫn quan sát được vì sao băng trong mưa sao băng Leonids thường rất rực rỡ.

Mẹo ngắm mưa sao băng Leonids

Daily Mail cho hay, không có lợi thế trong việc sử dụng ống nhòm hoặc kính thiên văn để quan sát mưa sao băng Leonids. Người yêu thiên văn chỉ cần nhìn lên bầu trời bằng mắt thường và phóng tầm quan sát rộng nhất có thể để ngắm mưa sao băng đêm 17.11.

Khi thời tiết cho phép, tầm nhìn tốt nhất để quan sát mưa sao băng Leonids đạt cực đại là ở những nơi có bầu trời quang đãng, xa các thành phố lớn. Tốt nhất là tìm những nơi bầu trời tối, đường chân trời không bị cản trở và rất ít ô nhiễm ánh sáng nhất có thể.

Những người yêu thiên văn bỏ lỡ thời điểm mưa sao băng Leonids đạt cực đại ngày 17.11 vẫn có thể tiếp tục ngắm được trong những ngày tiếp theo dù tốc độ của sao băng mỗi giờ sẽ giảm đi.

Mẹo ngắm mưa sao băng Leonids
Mẹo ngắm mưa sao băng Leonids

Bão sao băng Leonids

Sao chổi 55P/Tempel – Tuttle thường mất 33 năm để hoàn thành một quỹ đạo xung quanh Mặt trời. Do đó, cứ sau 33 năm, khi 55P/Tempel – Tuttle ở gần Trái đất hơn, những người yêu thiên văn có thể ngắm “bão sao băng” Leonids – cơn bão đạt cực đại có thể có hàng trăm đến hàng nghìn sao băng mỗi giờ, tùy thuộc vào vị trí quan sát.

Theo EarthSky, cơn bão sao băng Leonids năm 1833 tạo ra hơn 100.000 sao băng mỗi giờ. Đây là trận bão sao băng đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử hiện đại. “Những người ngắm sao băng năm 1966 đã trải qua một cơn bão Leonids ngoạn mục – hàng nghìn sao băng mỗi phút vụt qua bầu khí quyển Trái đất trong 15 phút” – NASA cho hay. Bão sao băng Leonids gần đây nhất diễn ra năm 2002. Do đó, cơn bão Leonids tiếp theo sẽ xảy ra sau 15 năm nữa.

Mô tả về bão sao băng Leonids năm 1833.
Mô tả về bão sao băng Leonids năm 1833.

Có thể bạn quan tâm:

Trong năm 2021, sau Leonids, sẽ có 2 trận mưa sao băng lớn khác là Geminids đạt cực đại ngày 14-15.12 và Ursids đạt cực đại ngày 21-22.12. Mưa sao băng Geminids giữa tháng 12 được coi là một trong những trận mưa sao băng thường niên hoạt động mạnh nhất. Theo Hiệp hội Sao băng Mỹ, đêm 13.12 sang 14.12, có thể lên tới hơn 100 sao băng mỗi giờ.

Một số lưu ý khi ngắm mưa sao băng Leonids

Với người quan sát ở những khu vực có nhiều khả năng quan sát được, Chủ tịch Hội Thiên văn và Vũ trụ học Việt Nam cũng có một số lưu ý:

  • Bạn không cần bất cứ thiết bị gì để quan sát mưa sao băng vì mắt thường là cách quan sát tốt nhất.
  • Hãy lưu ý rằng bạn cần chọn địa điểm có góc nhìn rộng, không có hoặc rất ít ánh sáng từ các bóng đèn và tất nhiên cũng đừng quên bảo đảm sức khỏe và an ninh cho bản thân (thường thì ban công hay nóc nhà của bạn có thể là những nơi khá lý tưởng).
  • Một điểm nữa rất cần lưu ý là thời tiết, nếu trời nhiều mây hoặc có mưa bạn sẽ không có cơ hội quan sát hiện tượng này.

Khuya nay và rạng sáng mai (17 – 18.11), một trong những trận mưa sao băng được mong chờ những ngày cuối năm Leonids sẽ đạt cực điểm. Ở Việt Nam, làm thế nào để thấy được những vệt sao băng rực rỡ trên bầu trời? Bài viết vừa rồi đã trả lời mọi thắc mắc của bạn về mưa sao băng Leonids.

Xem nhiều nhất