Thiên văn họcTin vũ trụ nóng nhất: Ngắm trăng xanh kỳ thú đúng rằm...

Tin vũ trụ nóng nhất: Ngắm trăng xanh kỳ thú đúng rằm tháng 7

Trăng xanh( Blue Moon) là một khái niệm của phương tây nói về việc trong một tháng dương lịch sẽ có 2 lần trăng tròn. Theo lý giải của phương tây, sở dĩ có việc này là do mỗi năm dương lịch dài hơn năm âm lịch 11 ngày, nên các ngày này sẽ dồn lại qua các năm, và sau khoảng 2,7 năm thì hiện tượng này sẽ xảy ra.

Ngắm trăng xanh kỳ thú đúng rằm tháng 7 âm lịch

Trăng xanh xuất hiện trên bầu trời đêm vào ngày 22.8, cũng chính là ngày rằm tháng 7 âm lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, tên gọi trăng xanh không có nghĩa là Mặt trăng sẽ tỏa ra ánh sáng có sắc thái xanh, thay vào đó nó xuất hiện với hình ảnh quen thuộc như chúng ta vẫn thấy.

Có thể bạn quan tâm:

Mặt trăng sẽ không thực sự có màu xanh nhưng theo NASA, tên gọi “trăng xanh” có thể được đặt khi bụi trong bầu khí quyển Trái đất khiến người yêu thiên văn quan sát được mặt trăng dường như có màu xanh.

Có 2 định nghĩa về thuật ngữ “trăng xanh”. Trước đây, trăng xanh được xác định là trăng tròn thứ 3 trong một mùa có 4 lần trăng tròn. Trăng xanh khi đó được gọi là trăng xanh theo mùa và hiện tượng này xảy ra khoảng 2,5 năm một lần.

Gần đây hơn, thuật ngữ trăng xanh cũng được áp dụng cho lần trăng tròn thứ 2 trong một tháng dương lịch và cách hiểu này được đông đảo mọi người chấp nhận.

Ngắm trăng xanh kỳ thú đúng rằm tháng 7 âm lịch
Ngắm trăng xanh kỳ thú đúng rằm tháng 7 âm lịch

Tại sao lại là màu xanh mà không phải các màu khác?

Trước đây đã có nhiều đề xuất hãy thay đổi Trăng xanh cho cái tên Trăng Phản Bội, vì Trăng Phản Bội làm cho mọi người có cảm giác là Mùa Chay sẽ tiếp tục kéo dài thêm và họ phải tiếp tục ăn chay thêm một tháng nữa. Nghĩa đen sát nhất của từ Trăng xanh là khi Mặt Trăng (không nhất thiết phải là trăng tròn) xuất hiện với một màu xanh nhạt bất thường và đó là một sự kiện hiếm gặp. Có thể là do khói hoặc các hạt bụi trong khí quyển xuất hiện sau sự kiện cháy rừng ở Thụy Điển và Canada vào năm 1950, đáng chú ý nhất là sau khi vụ phun trào núi lửa Krakatoa vào năm 1883 đã gây ra Mặt Trăng xuất hiện một màu xanh đến gần hai năm.

Thường thì Trăng xanh cách nhau 2 hoặc 3 năm mới xuất hiện lại, nhưng có khi nào hai lần Trăng xanh xuất hiện trong cùng một năm dương lịch không? Đã từng có như vậy, đó là vào năm 1999, đã có hai trăng rằm trong tháng 1 và hai trăng rằm trong tháng 3 năm đó, tức là tháng 2 dương lịch năm 1999 không có trăng tròn. Tiếp tục hai lần Trăng xanh trong một năm dương lịch sẽ xảy ra vào tháng 1 và tháng 3/2018, và tháng 1 và tháng 3/2037.

Và nó cũng có quy luật, đó là cứ sau 19 năm thì tháng 2 dương lịch sẽ không có trăng tròn, và lúc đó sẽ có hai lần Trăng xanh trong cùng một năm dương lịch, xảy ra vào tháng 1 và tháng 3 dương lịch. Như vậy, Trăng xanh chỉ là hai lần trăng tròn xuất hiện trong cùng một tháng dương lịch, khi đó Mặt Trăng sẽ như bao lần trăng rằm khác, tức là nó sẽ không hề đổi màu thành màu xanh. Tuy đây không phải là một sự kiện thú vị để quan sát, nhưng nó là một sự kiện hiếm gặp và ít khi xảy ra hơn so với Nguyệt thực hay còn gọi là Mặt Trăng máu.

Tại sao lại là màu xanh mà không phải các màu khác? 
Tại sao lại là màu xanh mà không phải các màu khác?

Trăng có bao giờ thực sự biến thành màu xanh?

Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ “blue moon” để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 – 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.

Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.

Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.

Giờ quay lại hiện tượng trăng xanh ngọc tại Nhật Bản. Trên thực tế thì đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có kết luận chính thức về tính xác thực hoặc lý do đã tạo ra hiện tượng này. Thậm chí, cũng chưa có gì đảm bảo đó thực sự là trăng, hay là một vật thể gì khác xuất hiện trên bầu trời.

Trăng có bao giờ thực sự biến thành màu xanh?
Trăng có bao giờ thực sự biến thành màu xanh?

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài ra có ý kiến cho rằng, đây đơn giản chỉ là hiệu ứng Lens Flare – hiện tượng loé sáng do góc máy chọn khung hình với ánh sáng trực tiếp đi vào ống kính mà thôi.

Mong rằng qua bài viết này bạn đã có đầy đủ thông tin về sự kiện ngắm trăng xanh siêu thú vị rồi nhé.

Tổng hợp: https://thiennhienkythu.org

Xem nhiều nhất