Thiên văn họcHiện tượng ‘trăng xanh’ mang lại điềm báo tai họa thế nào?

Hiện tượng ‘trăng xanh’ mang lại điềm báo tai họa thế nào?

Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không ăn khớp với một tháng dương lịch. Nói “Trăng xanh’ thì trăng có màu xanh không? Và hiện tượng này có tác động đến gì tới sức khỏe con người?

“Trăng xanh’ thì trăng có màu xanh không?

Trăng xanh là hiện tượng xảy ra cứ 2,5 năm một lần. Đây là khái niệm chỉ trăng tròn lần hai trong một tháng dương lịch. Ngày trăng tròn đầu tiên của tháng 1 năm nay là ngày 1/1.

Có thể bạn quan tâm:

Trên thực tế, cái tên Trăng xanh không liên quan gì đến màu sắc của mặt trăng. Trong một số thời điểm, trăng tròn có thể mang màu đỏ nhạt.

Trăng Xanh có nhiều tên như: Ngày trăng tròn cá tầm, Trăng bắp xanh, Trăng ngũ cốc và Trăng tròn đỏ…

Tuy nhiên Mặt Trăng sẽ không thực sự có màu xanh. Trăng tròn sẽ tối và đỏ trong suốt quá trình nguyệt thực và hiện tượng này còn được gọi là trăng máu.

"Trăng xanh' thì trăng có màu xanh không?
“Trăng xanh’ thì trăng có màu xanh không?

Trên thế giới, người ta vẫn sử dụng thuật ngữ “blue moon” để chỉ trường hợp Mặt trăng thực sự biến thành màu xanh. Ví dụ như vào năm 1950 – 1951, người dân Thụy Điển và Canada đã được mục kích hiện tượng này.

Thời điểm ấy, 2 quốc gia đều xảy ra những vụ cháy rừng cực lớn, đẩy một lượng khói không nhỏ vào khí quyển. Các phân tử trong khói đã khiến cho ánh sáng đỏ và vàng bị tán sắc, tạo ra màu xanh cho Mặt trăng.

Các vụ núi lửa phun trào cũng có thể tạo ra trăng xanh. Tuy nhiên, đây là một hiện tượng cực hiếm, vì các phân tử trong khói, bụi cần phải đạt kích cỡ khá chuẩn xác mới tạo ra được hiện tượng này.

Chẳng hạn sau khi núi lửa Krakatoa ở Indonesia phun trào năm 1883, tro bụi bay vào không trung và các tầng cao hơn của khí quyển, trăng xanh đã được ghi nhận ở khắp thế giới. Hiện tượng này kéo dài đến 2 năm.

Tro bụi núi lửa Krakatoa được giải thích là nguyên nhân dẫn đến trăng xanh. Một số đám mây bụi chứa đầy những hạt rộng khoảng 1 micron (một phần triệu của một mét) – kích cỡ phù hợp để phân tán mạnh mẽ ánh sáng màu đỏ trong khi cho phép các màu khác đi qua. Các chùm tia sáng mặt trăng trắng chiếu sáng qua các đám mây này trở thành màu xanh lam, đôi khi có màu xanh lá cây.

Trăng xanh tồn tại nhiều năm sau sự phun trào núi lửa nói trên. Ngoài ra, người dân còn nhìn thấy Mặt trời màu tím hoa oải hương và các đám mây dạ quang.

Theo nhà nghiên cứu núi lửa Scott Rowland của đại học Hawaii, tro bụi cũng gây ra những cảnh hoàng hôn rực đỏ sống động đến nỗi lính cứu hỏa được triệu tập để dập cháy hỏa hoạn ở New York, Poughkeepsie và New Haven (Mỹ).

Nhiều núi lửa nhỏ hơn cũng đã biến Mặt trăng thành Mặt trăng xanh. Người ta đã thấy trăng xanh theo nghĩa đen vào năm 1983 sau khi núi lửa El Chichon ở Mexico phun trào. Ngoài ra, có nhiều báo cáo về trăng xanh xuất hiện do núi St. Helens hoạt động năm 1980 và núi Pinatubo hoạt động năm 1991.

“Trăng xanh” có liên quan đến ngày tận thế?

Người ta nói rằng, sự kỳ dị của mặt trăng khi nó chuyển sang màu xanh có sự tác động đến hệ thần kinh con người khiến họ mất kiểm soát và có những hành vi như những người điên. Thậm chí, ở các nước phương Tây, người ta thường cho rằng, người sói xuất hiện ở lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng.

“Trăng xanh” có liên quan đến ngày tận thế?
“Trăng xanh” có liên quan đến ngày tận thế?

Khi khoa học chưa phát triển, loài người đã biết sử dụng mặt trăng và các chòm sao như một công cụ để tiên đoán, dự liệu những biến cố của đất trời. Cho đến nay, các nhà khoa học không thể phủ nhận sự chính xác của những “công cụ” này và nó đã trở thành một kinh nghiệm dân gian được truyền tụng từ đời này sang đời khác. Thậm chí, người ta còn nhìn trăng để đoán được ngày tận thế, đại họa xảy ra với loài người. Từ xưa, con người đã quan niệm trăng máu và trăng xanh có liên quan trực tiếp đến đại họa của loài người.

Các chuyên gia trường đại học California, Mỹ phát hiện ra rằng, có một tác động giữa ánh sáng từ mặt trăng tới sức khỏe con người. Họ đưa ra giải thích là những ngày trăng tròn, ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người, gây tình trạng thiếu ngủ và ít nhiều đã tác động đến hệ thần kinh, dẫn đến những thái độ, hành động bất thường. Tuy nhiên, đó chỉ là một tác động nhỏ không thể dẫn đến người phát điên hay ma sói xuất hiện như truyền thuyết.

Ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người
Ánh sáng của ánh trăng đã tác động đến giấc ngủ của con người

Có thể bạn quan tâm:

Các nhà khoa học cũng đã khẳng định, không có bất cứ bằng chứng nào cho thấy trăng xanh gây hiện tượng bất thường cho con người. Cũng không hề có chuyện trăng xanh ảnh hưởng tới bệnh tật của con người như những lời đồn đoán trên mạng xã hội rằng hiện tượng kỳ thú hiếm gặp này sẽ khiến người phát điên.

Xem nhiều nhất